Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cơm cữ cho bà đẻ sau khi sinh mổ

Ngày 26/06/2024
Kích thước chữ

Ở cữ là thời gian để các mẹ bầu hồi phục sức khỏe cũng như chăm sóc con. Trong sau 6 tháng đầu, các bé nên được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho bé sau này. Tuy nhiên để bé có thể khỏe mạnh và phát triển tốt, chất lượng sữa của mẹ cũng cần đầy đủ dinh dưỡng. Vậy nên mâm cơm cữ cho bà đẻ sau khi sinh mổ đóng vai trò vô cùng quan trọng, vừa cung cấp năng lượng để mẹ hồi phục hậu phẫu, vừa đảm bảo đủ sữa chất lượng cao để cho con bú.

Quá trình chăm sóc sau sinh sẽ ảnh hưởng đáng kể đến khả năng hồi phục vết mổ và sức khỏe của các mẹ bầu sinh mổ. Việc chuẩn bị các bữa cơm cho bà đẻ một cách hợp lý, giàu dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng và đảm bảo cung cấp đủ sữa cho con. Cùng tham khảo bài viết sau để biết các lưu ý quan trọng khi xây dựng thực đơn cơm cữ cho bà đẻ sau khi sinh mổ nhé.

Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong thực đơn cơm cữ cho bà đẻ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và kết hợp ăn dặm trong 18 tháng tiếp theo để đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng sau sinh của mẹ có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết quả về tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong thực đơn cơm cữ cho bà đẻ sau sinh mổ như sau:

  • Hỗ trợ quá trình lành vết thương sau mổ: Bổ sung đủ vitamin, khoáng chất và protein giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và thúc đẩy tái tạo da non. Các hoạt chất vi lượng như sắt, canxi và kẽm giúp cầm máu và phục hồi sức khỏe.
  • Giúp lợi sữa và đảm bảo chất lượng sữa cho con: Thực đơn cơm cữ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp mẹ có nhiều sữa hơn, đồng thời đảm bảo thành phần vi chất như các loại vitamin A, D, B1,... được cung cấp cho trẻ qua sữa mẹ.
  • Hỗ trợ kiểm soát cân nặng sau sinh: Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cũng giúp mẹ kiểm soát cân nặng sau sinh một cách hiệu quả. Cơm cữ cho bà đẻ cần được xây dựng khoa học để đảm bảo vừa lợi sữa vừa giảm cân tự nhiên.
Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cơm cữ cho bà đẻ sau khi sinh mổ 1
Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ

Sau sinh mổ các mẹ nên và không nên ăn gì?

Chăm sóc dinh dưỡng sau sinh mổ là yếu tố then chốt giúp các mẹ nhanh chóng hồi phục và đảm bảo chất lượng sữa cho con. Việc biết được sau sinh mổ các bà đẻ ăn được gì không chỉ hỗ trợ quá trình lành vết thương mà còn giúp mẹ duy trì sức khỏe ổn định. Ưu tiên lựa chọn các thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất, đồng thời các mẹ cần tránh những thực phẩm khó tiêu hoặc gây dị ứng.

Những thực phẩm nên có trong thực đơn cơm cữ cho bà đẻ

Để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé, thực đơn cơm cữ cho bà đẻ cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Các thực phẩm nên tươi sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phải được nấu chín hoàn toàn. Ngoài ra, sản phụ sau sinh cũng cần uống ít nhất 1,5 - 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày. Các nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn bao gồm:

  • Nhóm thực phẩm giàu sắt: Lòng đỏ trứng gà, bí đỏ, nho, chuối, hạt hạnh nhân, óc chó,...
  • Nhóm thực phẩm giàu protein: Các loại thịt nạc (thịt bò, thịt lợn, thịt gà), đậu phụ, sữa thực vật cũng có chứa axit amin.
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Bông cải xanh, cà chua, khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan, cá hồi, cá ngừ,...
  • Nhóm thực phẩm lợi sữa: Cháo móng giò đu đủ xanh, cháo thịt bò, cháo mè đen,...
Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cơm cữ cho bà đẻ sau khi sinh mổ 2
Những thực phẩm giàu sắt nên có trong thực đơn cơm cữ cho bà đẻ

Những thực phẩm nên tránh trong thực đơn cơm cữ cho bà đẻ

Các bà đẻ nên tránh một số loại thức ăn có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé. Sau đây là một vài lưu ý cần tránh khi xây dựng mâm cơm cữ cho bà đẻ:

  • Tránh các thực phẩm gây đầy hơi và tăng axit dạ dày như dưa muối, cà muối, các loại quả chua như me, cóc, xoài xanh,... hoặc sữa đậu nành, tinh bột.
  • Tránh các món chiên xào, nhiều dầu mỡ, nhiều hàn the, chất bảo quản như bún, phở, bánh ướt.
  • Tránh các thực phẩm dễ làm vết mổ bị viêm nhiễm và để lại sẹo như các món ăn làm từ gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà,...
  • Tránh các thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu, bia.
Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cơm cữ cho bà đẻ sau khi sinh mổ 3
Bà đẻ nên tránh các món nhiều hàn the, chất bảo quản như bún, phở, bánh ướt

Một số lưu ý cho bà đẻ khi chăm sóc dinh dưỡng sau sinh mổ

Sau sinh mổ, việc chăm sóc dinh dưỡng đúng cách là vô cùng quan trọng để mẹ bầu nhanh chóng hồi phục sức khỏe và cung cấp đủ dinh dưỡng cho con qua sữa mẹ. Một vài lưu ý quan trọng cho mẹ bầu khi chăm sóc dinh dưỡng sau sinh mổ được bác sĩ tư vấn như sau:

  • Trong vòng 6 giờ đầu sau sinh mổ, mẹ không nên ăn gì để đảm bảo ổn định cho hệ tiêu hóa.
  • Không nên kiêng khem quá mức, thay vào đó cần ăn uống đầy đủ và đa dạng để cung cấp đủ năng lượng cho cả mẹ và bé.
  • Lựa chọn thực phẩm tươi và đảm bảo vệ sinh để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo lắng, buồn phiền, mất ngủ và luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
  • Thận trọng khi dùng các loại thuốc trong thời kỳ cho con bú, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố và các thuốc tác động lên hệ thần kinh.
Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cơm cữ cho bà đẻ sau khi sinh mổ 4
Một số lưu ý cho bà đẻ khi chăm sóc dinh dưỡng sau sinh mổ

Bài viết trên đây đã phần nào cho thấy tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cũng như các lưu ý khi xây dựng thực đơn cơm cữ cho bà đẻ sau khi sinh mổ. Một quá trình chăm sóc dinh dưỡng cho các mẹ bầu sau sinh đầy khoa học sẽ góp phần giúp các bé phát triển khỏe mạnh, vết mổ sau sinh nhanh lành. Chúc các gia đình thật nhiều sức khỏe.

Xem thêm: Mẹ bầu ăn bim bim có được không? Những tác hại của bim bim đối với mẹ bầu

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.