Mẹ bầu ăn bim bim có được không? Những tác hại của bim bim đối với mẹ bầu
Ngày 29/06/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Trong thời gian mang thai, các mẹ bầu thường có cảm giác thèm ăn vặt và đôi khi cảm thấy những món này dễ ăn hơn so với bữa chính. Bim bim cũng là món ăn yêu thích của nhiều mẹ bầu. Vậy, bà bầu ăn bim bim được không?
Bim bim không chỉ là món ăn vặt phổ biến của trẻ em mà còn được nhiều người lớn yêu thích. Tuy nhiên, bà bầu ăn bim bim được không là câu hỏi được nhiều chị em đang mang thai quan tâm.
Thành phần nguyên liệu có trong bim bim
Bim bim, hay còn gọi snack là món ăn được yêu thích của hầu hết trẻ em. Ngoài ra, nhiều người lớn, đặc biệt là các mẹ bầu cũng rất ưa chuộng bim bim. Loại đồ ăn này có độ giòn tan, thường kết hợp hoàn hảo giữa các vị mặn, ngọt và cay, phù hợp với khẩu vị của nhiều người.
Thành phần của bim bim bao gồm bột mì, bột gạo, bột bắp, dầu thực vật, các loại ngũ cốc, muối, đường, chất bảo quản, chất điều vị, chất tạo màu và chất chống vón. Lượng calo trong bim bim phụ thuộc vào nguyên liệu và công thức của từng nhà sản xuất. Trung bình, trong 100g snack có:
Theo thông tin từ các chuyên gia dinh dưỡng, bim bim được xem là một loại đồ ăn vặt không có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Vì vậy, trong thời gian mang thai, các mẹ nên hạn chế tiêu thụ bim bim và nên ưu tiên các món ăn vặt lành mạnh và tốt cho sức khỏe như bánh quy, táo, ngũ cốc, bơ đậu phộng, sữa chua kết hợp với trái cây tươi hoặc các loại hạt.
Tuy nhiên, một số mẹ bầu có thể bị ốm nghén và thèm ăn bim bim. Trong tình huống này, các mẹ bầu có thể ăn bim bim với lượng ít nhưng cần chú ý một số điều sau:
Uống nhiều nước để giúp loại bỏ lượng muối thừa trong cơ thể.
Tiêu thụ nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung năng lượng.
Không nên ăn bim bim thay cho bữa chính.
Thay vì mua bim bim bán sẵn, các mẹ có thể tự làm bim bim tại nhà để ăn khi thèm.
Những tác hại của bim bim đối với mẹ bầu
Không chỉ nghèo dinh dưỡng, mẹ bầu ăn bim bim nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé.
Không cung cấp đủ chất dinh dưỡng
Bim bim chứa lượng calo và tinh bột cao nhưng lại ít protein và chất xơ, khiến cho loại đồ ăn này trở nên "nghèo" dinh dưỡng. Vì vậy, khi ăn bim bim, các mẹ có thể cảm thấy no giả và không muốn ăn các thực phẩm lành mạnh khác. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ và bé không nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Gây ra các bệnh về thận
Lượng muối cao trong bim bim khi được tiêu thụ thường xuyên sẽ gây áp lực lên thận, dẫn đến các vấn đề về thận và có thể gây suy thận. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng hấp thụ nhiều chất acrylamide trong bim bim có nguy cơ gây ung thư thận.
Tác động xấu đến thai nhi
Một số thành phần trong bim bim có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của thai nhi. Ngoài ra, việc không cung cấp đủ dinh dưỡng mà thay vào đó là nạp thêm các chất phụ gia, tạo màu, bảo quản, muối và đường có thể dẫn đến thai nhi bị suy dinh dưỡng.
Gây ra béo phì
Bà bầu ăn bim bim nhiều sẽ có nguy cơ béo phì và tăng cân mất kiểm soát do bim bim có lượng calo và tinh bột cao nhưng ít chất xơ, dẫn đến dư thừa năng lượng. Trong bim bim, đường tinh luyện cũng là một nguyên nhân gây ra béo phì và tiểu đường tuýp 2 ở mẹ bầu. Tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng như bim bim có liên quan đến nguy cơ gây bệnh tim, hô hấp, ung thư và nhiều tình trạng mãn tính nghiêm trọng.
Ảnh hưởng xấu đến tim mạch và huyết áp
Một trong những tác dụng phụ chính của việc ăn quá nhiều bim bim là ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch và huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Theo Giáo sư Peter Weissberg, Giám đốc Y tế của Quỹ Tim mạch Anh (BHF), ăn 1 gói bim bim mỗi ngày tương đương với việc cơ thể hấp thụ khoảng 5 lít dầu mỗi năm.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Việc mẹ bầu ăn bim bim thường xuyên và với số lượng nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Bim bim chứa nhiều calo nhưng ít chất dinh dưỡng, khiến cơ thể phân hủy và làm tăng đường huyết nhanh chóng. Ăn bim bim thường xuyên có thể dẫn đến tăng cân và tích tụ mỡ trong cơ thể, làm giảm khả năng sản xuất insulin và khả năng chuyển hóa đường trong máu.
Vì vậy, nếu mẹ bầu đang thắc mắc liệu có nên ăn bim bim hay không, câu trả lời là không nên ăn nhiều. Thay vào đó, hãy lựa chọn các thực phẩm lành mạnh và tốt cho sức khỏe.
Mặc dù bim bim là món ăn vặt phổ biến và hấp dẫn nhưng mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này. Bầu ăn bim bim nhiều không chỉ gây ra các vấn đề sức khỏe cho mẹ mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Thay vào đó, các mẹ bầu nên lựa chọn những đồ ăn vặt lành mạnh và giàu dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.