Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong tự nhiên có nhiều loài rắn độc với loại độc tố và khả năng gây nguy hiểm khác nhau. Khi bị rắn độc cắn, một trong những bước xử lý cần thiết là cho nạn nhân dùng thuốc giải độc rắn cắn. Tuy nhiên, đây là loại thuốc nào và cần lưu ý gì khi sử dụng?
Rắn có nhiều loại trong đó có rắn lành và rắn độc. Rắn độc cóp tuyến nọc độc chứa các chất độc với mức độ nguy hiểm khác nhau tùy loài. Khi rắn cắn người, chất độc sẽ từ vết cắn xâm nhập vào cơ thể gây nên những triệu chứng lâm sàng và triệu chứng toàn thân. Người bị rắn độc cắn không được sơ cứu và điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Việc dùng thuốc giải độc rắn cắn là hữu ích nhưng không nên tùy tiện.
Tùy từng loại rắn độc, nọc độc của chúng có thể chứa các chất độc khác nhau như: Arginine Ester, Collagenase, Proteolytic Enzymes, Thrombin – like enzyme, Phospholipase B, Phospholipase A, Phosphodiesterase, Acetylcholinesterase, Phosphomonoesterase. Các chất độc này sẽ tác động lên cơ thể theo những cách khác nhau và gây ra triệu chứng nhiễm độc khác nhau ở vị trí vết cắn và toàn thân. Cũng căn cứ vào cơ chế gây độc, rắn độc được chia thành hai nhóm chính gồm:
Mức độ nguy hiểm của nọc độc rắn cũng như của việc bị rắn độc cắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
Mỗi loài rắn độc có nọc độc chứa các chất độc có thể khác nhau và mức độ nguy hiểm của chúng với sức khỏe con người sẽ khác nhau. Ngoài ra, con rắn độc cắn người càng có kích cỡ lớn thì tuyến nọc độc của nó càng lớn, răng càng lớn và khi cắn người sẽ truyền lượng độc tố nhiều hơn qua răng vào cơ thể con người. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rắn đuôi chuông có nọc độc nặng nhất sau đó đến rắn hổ mang nước.
Số lượng vết cắt càng nhiều thì lượng độc tố được đưa vào cơ thể nạn nhân càng lớn. Những vết rắn độc cắn ở khu vực đầu sẽ khiến người bệnh có triệu chứng nhiễm độc nặng hơn ở tay chân do độc tố nhanh chóng tấn công hệ thần kinh và hệ hô hấp hơn. Ngoài ra, vết cắn càng sâu, chất độc trong nọc độc hấp thụ vào máu càng nhanh khiến người bệnh gặp càng nhiều nguy hiểm.
Một nạn nhân có sức khỏe nền tốt, đề kháng miễn dịch tốt sẽ phản ứng nhẹ hơn với nọc độc của rắn. Ngược lại, người có sức khỏe yếu, đặc biệt người mắc các bệnh rối loạn đông máu hay suy hô hấp sẽ gặp triệu chứng nghiêm trọng, có thể đe dọa tính mạng. Đây là lý do trẻ em và người già bị rắn cắn sẽ gặp triệu chứng nặng hơn người trẻ khỏe.
Ngoài các yếu tố trên, cơ địa của nạn nhân, khoảng thời gian từ khi rắn cắn đến khi được cấp cứu và khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị rắn cắn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ nguy hiểm của nạn nhân khi bị rắn cắn.
Một số loại thuốc giải độc rắn cắn hiện đang được sử dụng phổ biến như:
Crotalidae polyvalent immune FAb là loại thuốc giải độc được sản xuất từ kháng thể IgG của cừu. Người ta sản xuất loại thuốc này bằng cách tiêm nọc độc rắn vào cơ thể con cừu để cơ thể nó tự sản sinh ra kháng thể tự nhiên. Từ loại kháng thể đó, người ta dùng để sản xuất thuốc giải độc rắn cắn.
Loại thuốc này có khả năng giải độc nhanh và hiệu quả nhất nếu tiêm trong vòng 24 giờ sau khi bị rắn cắn nhưng cần được tiêm càng sớm càng tốt. Thử nghiệm trên bệnh nhân cũng có kết quả khả quan khi thuốc ít để lại tác dụng phụ. Với thuốc này, cách dùng như sau:
Loại thuốc này là thuốc giải độc rắn cắn chuyên dùng để điều trị nọc độc cực mạnh của rắn đuôi chuông, rắn lục, rắn hổ mang, rắn san hô. Đây là loại thuốc sản xuất từ kháng nguyên của ngựa. Cách sử dụng cụ thể như sau:
Một trong những sai lầm phổ biến nhất khi bị rắn cắn là sử dụng các bài thuốc dân gian để sơ cứu khi phát hiện bị rắn độc cắn, sau đó tiếp tục xử lý các vết cắn mà không đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để tiếp tục điều trị. Đa số bệnh nhân đến bệnh viện khi đã có các triệu chứng nặng như suy hô hấp, vết cắn có dấu hiệu hoại tử lan rộng,... khiến cho tình trạng nhiễm độc trở nên nghiêm trọng, việc điều trị cũng khó khăn hơn. Thậm chí, có những trường hợp đã bị tử vong vì đến cơ sở y tế quá muộn.
Do đó, để đảm bảo sức khỏe cũng như sự an toàn tính mạng cho người bị rắn độc cắn, cần lưu ý một số điều như sau:
Theo thống kê, trên thế giới có khoảng hơn 3000 loài rắn. Có khoảng 15% trong số đó có nọc độc gây nguy hiểm cho con người. Nọc độc rắn có thể được giải bằng các loại thuốc giải độc rắn cắn. Tuy nhiên, mỗi loại nọc độc cần được giải bằng loại thuốc phù hợp. Người bị rắn cắn không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc này. Sau khi bị rắn cắn, nạn nhân cần được sơ cứu đúng cách và đưa ngay đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị kịp thời.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.