Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Rắn cắn là gì? Cách xử trí khi bị rắn cắn

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Rắn là một loại động vật bò sát ăn thịt, chúng sống khắp nơi trên trái đất. Hiện tại có khoảng hơn 20 họ được công nhận và hơn 3.000 loài được tìm thấy. Trong hơn 3.000 loài rắn thì chiếm khoảng 15% là rắn có nọc độc. Theo các báo cáo hàng năm tại Hoa Kỳ, có khoảng hơn 60.000 vết cắn và hơn 100 ca tử vong theo các dữ liệu được thu thập.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Rắn cắn là gì? 

Rắn cắn là tình trạng một người bị rắn cắn phải một trong những nơi trên bộ phận cơ thể. Nọc độc của loài rắn là một phức hợp phức tạp đa phần là protein, các enzyme có hoạt tính sinh học. Nọc rắn tuy gồm những enzyme có thể có vai trò khá quan trọng trong nghiên cứu cũng như y học, tuy nhiên các polypeptid nhỏ hơn có khả năng gây chết người. Khi nọc độc rắn vào cơ thể chúng sẽ gắn vào các thụ thể sinh lý khác nhau trong cơ thể và gây độc (Ví dụ như độc tố tan máu hemotoxin, độc tố tim mạch cardiotoxin, độc tố thần kinh neurotoxin, độc tố trên cơ myotoxin).

Ngay cả một vết cắn từ một con rắn vô hại cũng có thể nghiêm trọng, dẫn đến phản ứng dị ứng hoặc nhiễm trùng. Vết cắn của rắn độc có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm đau và sưng cục bộ, co giật, buồn nôn và thậm chí là tê liệt.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của rắn cắn

Khi bị một vết rắn cắn, dù là rắn không độc hoặc rắn độc thường sẽ gây ra các tác động mạnh như biểu hiện của hệ thần kinh giao cảm (như buồn nôn và nôn, đổ mồ hôi, tiêu chảy, tim đập nhanh).

Trường hợp vết cắn từ rắn không độc thì vết cắn chỉ làm tổn thương tại vị trí bị cắn và không ảnh hưởng xấu đến tính mạng của nạn nhân.

Còn trong trường hợp bị rắn độc cắn, nạn nhân có những dấu hiệu nhiễm độc tố      toàn thân hoặc cục bộ tùy thuộc vào loại độc tố loài rắn khi bị chúng cắn. Trường hợp nặng khi bị rắn cắn chính là sốc phản vệ đặc biệt đối với những nạn nhân trước đây đã từng bị rắn cắn.

Triệu chứng:

  • Tại chỗ: Dấu móc độc của răng rắn để lại, chảy máu, bầm tím, đau, sưng, viêm hạch lympho, đỏ nóng, nhiễm trùng, áp xe, sưng nề, có thể dẫn đến hoại tử mô.

  • Mắt: Nếu nọc độc của rắn bị văng vào mắt sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau như bị kim chích, chảy nước mắt, xuất hiện ghèn gỉ trắng, bỏng mắt đau rát dữ dội, xung huyết kết mạc, mắt bị sưng nề, nhìn mờ; biến chứng nặng hơn như gây sẹo giác mạc, loét giác mạc vĩnh viễn…

  • Toàn thân: Nôn, buồn nôn, yếu toàn thân, mệt lả…

  • Hệ tim mạch: Tụt huyết áp, ngất xỉu, phù phổi, rối loạn nhịp tim…

  • Hệ huyết học: Rối loạn quá trình đông máu, chảy máu tự phát hệ thống, chảy máu từ vết thương, ho ra máu, chảy máu âm đạo, bắt đầu có xuất hiện xuất huyết dưới da, xuất huyết não….

  • Hệ thần kinh: Bất thường về khứu giác, ngủ gà, liệt mềm toàn thân, khó nuốt…

  • Hệ tiết niệu: Thận bắt đầu tình trạng thiểu niệu (nước tiểu ở người lớn < 500mL/24 giờ hoặc < 0,5ml/kg/h; đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh < 1ml/kg/h) hoặc nặng hơn có thể bị vô niệu, tiểu ra máu, tăng ure máu như toan hô hấp, đau ngực do viêm màng phổi…

  • Hệ cơ: Đau cơ, xuất hiện myoglobin niệu dẫn đến suy thận cấp, cứng hàm.

  • Vỡ cơ toàn thân: Đau cơ, cứng hàm, myoglobin niệu, suy thận cấp.

  • Nội tiết: Suy thượng thận cấp, hạ đường huyết, suy giáp, tuy tuyến sinh dục.

Tác động của rắn cắn đối với sức khỏe 

Theo các nhà nghiên cứu thống kê có khoảng hơn 20 các thành phần khác nhau có trong nọc rắn; tuy nhiên đa phần là các độc tố polypeptides và các men. Trong đó, chúng sẽ ảnh hưởng đến cơ thể như sau:

Men tiền đống: Tác động đến quá trình đông máu – cầm máu, làm kích hoạt chúng, giúp hình thành sợi huyết, trong khi đó các hệ tiêu huyết có thể bẻ gãy các sợi huyết này và làm cho máu không đông lại.

Chất gây chảy máu (zinc metalloproteinase): Chất này khiến cho cơ thể bị chảy máu toàn thân tự phát do chúng làm tổn thương nội mô thành mao mạch máu.

Độc tố tế bào, hoại tử (chất độc proteolytic enzymes phospholipase A2): Tác động gây phù cục bộ, tăng tính thấm của màng tế bào, hủy hoại màng và mô tế bào.

Độc tố thần kinh tiền synapse (phospholipase A): Tác động vào quá trình giải phóng acetylcholine; gây tổn thương tận cùng các tế bào thần kinh.

Độc tố thần kinh hậu synapse (polypeptides): Tác động gây liệt cơ, cạnh tranh thụ thể thần kinh.

Biến chứng có thể gặp khi bị rắn cắn

Biến chứng lâu dài khi bị rắn cắn có thể là mất mô do cắt lọc, đoạn chi do hoại tử mô; viêm loét kéo dài, nhiễm trùng bội nhiễm, tiểu đường, viêm cơ xương khớp, suy thận mãn tính, suy tuyến yên mãn tính, suy thần kinh mãn tính….

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi nạn nhân bị rắn cắn cần được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức để có thể điều trị và hạn chế tối đa xảy ra các biến chứng, nặng nhất là có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến rắn cắn

Giai đoạn sinh sản của rắn là trong khoảng thời gian mùa mưa, đặc biệt là các loài rắn độc.

Biến đổi khí hậu có thể làm cho mưa lũ kéo dài hoặc lũ lụt dẫn đến phá vỡ môi trường sống tự nhiên của rắn nên chúng phải tìm đến những nơi khác so với khu vực sống trước đây để sinh sản và duy trì nòi giống như vườn nhà, bụi cỏ hoặc có thể là nhà ở của con người. Nên đây cũng là lý do vì sao vào mùa mưa thì tỷ lệ nhập viện do rắn cắn gia tăng một cách đáng kể.

Ngoài ra, khác với nguyên nhân khách quan bên trên, vì một số nguyên nhân chủ quan khác như khai hoang, chặt phá rừng làm rẫy…. cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nơi sống của rắn bị thu hẹp lại nên chúng dễ đi tìm những nơi ẩn náu khác và có thể vô hình làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta khi vô tình gặp phải rắn; đặc biệt là rắn độc có thể dẫn đến tử vong nếu như không chữa trị kịp thời.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ bị rắn cắn

Những người làm trong môi trường nóng ẩm, nhiều lá cây khô, gỗ chất đống, rậm rạp như dọn vệ sinh, làm vườn, làm rẫy, chăm sóc cây đô thị… là những người có nguy cơ cao gặp phải rắn và vô tình bị rắn cắn nhiều nhất so với những đối tượng khác. 

Những người làm trong môi trường tiếp xúc nhiều với rắn như chăm sóc thú trong sở thú, những nhà nghiên cứu sinh học về rắn, những nhà thám hiểm, người với nghề nuôi rắn cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng rắn cắn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ bị rắn cắn

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị rắn cắn, bao gồm:

  • Không trang bị đồ bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường có nguy cơ cao phải tiếp xúc với rắn.
  • Đe dọa, xung đột trực tiếp với rắn làm cho chúng bị cảm thấy nguy hiểm và quay lại tấn công.
  • Vô tình hoặc cố ý đụng, chạm phải rắn…

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán rắn cắn

  • Xét nghiệm công thức máu (tiểu cầu);

  • Các xét nghiệm đánh giá về đông máu (thời gian thromboplastin, thời gian prothrombin, fibrinogen);

  • Xét nghiệm định lượng fibrin thoái hóa thông qua các sản phẩm thoái hóa;

  • Điện giải, BUN, creatinine;

  • Khi bệnh nhân được xác định là trường hợp nhiễm độc rắn cắn mức độ trung bình đến nặng, lúc này cần phải làm xét nghiệm về các phản ứng chéo và nhóm máu, ECG, X-Quang phổi, đo creatinine kinase.

Phương pháp điều trị rắn cắn hiệu quả

Sơ cứu

Mục tiêu của sơ cứu là làm chậm và ngăn chặn tối đa nọc độc của rắn xâm nhập vào cơ thể người bị rắn cắn. Từ việc sơ cứu kịp thời có thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm hoặc nặng hơn có thể tử vong đối với nạn nhân. Việc sơ cứu cực kỳ quan trọng nên cần phải được thực hiện một cách cẩn thận và chính xác nhất có thể.

Để nạn nhân cách xa khỏi sự hoạt động của con rắn.

Hạn chế cử động, giữ cho nạn nhân tâm lý bình tĩnh, hạn chế sự cử động chi bị cắn bằng những thanh nẹp sẽ giúp ích cho nạn nhân hạn chế sự lan truyền chất độc trong cơ thể.

Vì nơi vết cắn hoặc cơ thể nạn nhân có khả năng bị sưng phù nên cần tháo bỏ tất cả trang sức đang đeo trên người, đồng thời nới lỏng quần áo nạn nhân đang mặc để tránh chèn ép và tác động đến vết thương.

Chỉnh lại tư thế cho nạn nhân để vùng bị rắn cắn luôn luôn nằm ở vị trí thấp hơn so với tim; kể cả những lúc đang đưa nạn nhân đến bệnh viện.

Nếu được, nên mang theo xác con rắn hoặc chụp lại hình hoặc nhớ hình ảnh và mô tả lại cho bác sĩ để nhanh chóng xác định loại rắn nào đã cắn nạn nhân từ đó giúp ích rất nhiều cho quá trình chẩn đoán và điều trị độc cho nạn nhân.

Làm sạch vết cắn bằng nước muối sinh lý hoặc xà phòng.

Băng kín vùng bị rắn cắn bằng miếng gạc khô và sạch.

Điều trị

Quan trọng nhất đối với nạn nhân bị rắn cắn hoặc tấn công là thời gian; nhanh nhất có thể đưa nạn nhân đến nơi chăm sóc y tế gần nhất để được xử trí bằng huyết thanh kháng nọc rắn, ít nhất trong 12 giờ đầu tiên sau khi bị cắn. Ngoài việc điều trị bằng huyết thanh có thể thực hiện các thủ thuật khác như lọc máu, kháng sinh…. Việc đưa nạn nhân kịp thời đến cơ sở y tế chữa trị cũng là một trong những biện pháp giúp ích cho nạn nhân hạn chế những biến chứng và giúp là cho quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Tiếp cận chung bệnh nhân bị rắn cắn

Khi phát hiện bị rắn cắn, bệnh nhân cần được chăm sóc và điều trị ngay kể cả khi chưa được đi cấp cứu tại các cơ sở y tế.

Nếu bệnh nhân bị rắn cắn trên đồng ruộng, bệnh nhân cần được đưa ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc nếu không có ai thì cần tự đi ra khỏi nơi bị rắn cắn. Bệnh nhân không được vận động hoặc hạn chế tối đa sự vận động, giữ ấm cơ thể, được trấn an và đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để được điều trị. Cởi bỏ tất cả quần áo, nhẫn, trang sức, đồng hồ gần vết cắn vì vết cắn có thể bị sưng phù. Trên vết cắn được quấn băng và để ngang tim. Băng chặt có thể sẽ làm giảm hoặc làm chậm sự hấp thu của nọc độc vào cơ thể (đối với rắn san hô) và không được khuyến cáo băng quá chặt đối với những vết cắn từ rắn lục vì có thể gây cản trở việc lưu thông máu đến các mô và gây hoại tử.

Khi phát hiện bệnh nhân, người sơ cứu nên có những biện pháp hỗ trợ đường hô hấp, cung cấp oxy hoặc có thể truyền tĩnh mạch trong khi đang vận chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế. Lưu ý các phương pháp khác như bôi thuốc, hút máu, ép tay lên vết thương, chườm lạnh, sốc điện, rạch rộng vết thương…. các báo cáo cho thấy không có tác dụng đối với bệnh nhân bị rắn cắn mà đôi khi còn có thể gây hại. và trì hoãn việc điều trị. 

Đánh giá vết thương và kiểm tra

Tại khoa cấp cứu, bác sĩ có thể kiểm tra sự phù nề tại nơi bị rắn cắn, cứ 15 đến 10 phút để giúp có cơ sở dữ liệu đánh giá lâm sàng sự tiến triển của nọc độc. Chu vi của các chi bệnh nhân cũng được đo liên tục đều đặn cho đến khi triệu chứng tiến triển, các biểu hiện tại chỗ giảm xuống. Tất cả các vết cắn đều cần:

  • Xét nghiệm công thức máu (tiểu cầu);

  • Các dữ liệu đánh giá về đông máu (thời gian thromboplastin, thời gian prothrombin, fibrinogen);

  • Xét nghiệm định lượng fibrin thoái hóa thông qua các sản phẩm thoái hóa;

  • Điện giải, BUN, creatinine.

  • Khi bệnh nhân được xác định là trường hợp nhiễm độc rắn cắn mức độ trung bình đến nặng, lúc này cần phải làm xét nghiệm về các phản ứng chéo và nhóm máu, ECG, X-Quang phổi, đo creatinine kinase.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của rắn cắn

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý lo lắng, hoang mang có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị 

Chế độ dinh dưỡng:

  • Tránh các loại thức ăn có tính nóng, vị cay có thể ảnh hưởng gây sưng đỏ vết thương rắn cắn.
  • Nên ăn những thực phẩm, món ăn có vị thanh mát, giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.
  • Bệnh nhân bị rắn cắn chắc chắn tránh vận động nhiều nên cần ăn uống những thức ăn mềm, được người nhà chăm sóc để hạn chế vận động.

Phương pháp phòng ngừa rắn cắn hiệu quả

Để phòng ngừa rắn cắn, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Nên tránh xa những nơi được cho là môi trường sống và ẩn nấp của rắn như đám cỏ cao và lá cây chất đống, đá và đống gỗ, những nơi như vậy sẽ dễ bắt gặp rắn hơn. Nếu bắt buộc phải làm việc trong những nơi có nguy cơ cao gặp phải rắn, nên sử dụng quần áo bảo hộ, đi giày ủng có cổ cao, mặc quần dài khi đi đến những nơi rậm. Chuẩn bị thêm cây dài hoặc gậy để đánh động và xua rắn đi. 

Tránh làm việc bên ngoài vào ban đêm và thời tiết ấm hơn, đó là lúc rắn hoạt động mạnh nhất.

Tránh đến gần và tiếp xúc với rắn; còn nếu chẳng may gặp phải rắn, nên di chuyển nhẹ nhàng, tránh càng xa chúng càng tốt vì rắn bản chất chỉ tấn công trong những trường hợp chúng bị đe dọa.

Rắn đã chết cũng vẫn có thể chứng nọc độc nguy hiểm đến con người, vì thế cũng không nên cố bắt chúng hoặc giết chết chúng.

Nguồn tham khảo

https://www.msdmanuals.com/vi

https://www.healthline.com/health/snake-bites#prevention

Các bệnh liên quan

  1. Rối loạn đông máu

  2. Hạ thân nhiệt

  3. Giãn cơ tim

  4. Nhịp nhanh thất

  5. Loạn sản sợi cơ

  6. Bệnh động mạch ngoại biên

  7. Sa van 2 lá

  8. Hội chứng Marfan

  9. Bướu tim

  10. Cơ tim phì đại