Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, ung thư vẫn là một trong những bệnh lý hiểm nghèo, khó điều trị. Hoá trị được biết đến là biện pháp sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư. Phương pháp này gây ra nhiều tác dụng phụ như gây đau đớn, khó chịu, mệt mỏi, trong đó thoát mạch là biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vậy thoát mạch trong hoá trị nguy hiểm như thế nào?
Hiện nay, hóa trị được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư như một phương thức điều trị chính. Thoát mạch trong điều trị ung thư bằng hoá chất không còn là biến chứng quá xa lạ với những bệnh nhân ung thư. Đây là tình trạng rò rỉ hóa chất ra các mô quanh da sau tiêm truyền hoá trị, nếu không điều trị kịp thời tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Ngoài các tác dụng phụ phổ biến như rụng tóc, nôn ói,... thoát mạch trong hóa trị là một biến chứng nguy hiểm mà có thể ít người biết đến. Cùng Long Châu tìm hiểu nhé!
Điều trị ung thư có ba phương pháp chính bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Trong đó hoá trị là phương pháp đưa thuốc vào trong cơ thể người bệnh bằng đường tĩnh mạch, động mạch, nội màng bụng hay bơm trực tiếp vào khoang màng phổi để tiêu diệt hoặc phá huỷ các tế bào ung thư. Các hoá chất này sẽ tác động ngăn chặn sự phát triển, phân chia, xâm lấn và di căn của các tế bào ung thư.
Ở Việt Nam chủ yếu sử dụng đường truyền tĩnh mạch ngoại vi để truyền hoá chất cho người bệnh ung thư. Trong quá trình truyền hoá chất, có thể bởi một số yếu khách quan hoặc chủ quan như do đặc điểm của tĩnh mạch, vị trí cắm kim truyền, tư thế khi truyền, cử động của người bệnh mà có thể gây ra hiện tượng thoát mạch.
Thoát mạch là gì? Thoát mạch (extravasation) do hóa trị là quá trình rò rỉ hóa chất ra các tổ chức dưới da quanh vị trí tiêm tĩnh mạch hoặc vào trong động mạch, gây bỏng da dẫn đến thoát mạch. Đây là một biến chứng thường gặp khi sử dụng phương pháp hoá trị, lúc này nồng độ thuốc tại nơi thoát mạch sẽ tương đối cao. Một số thuốc khi thoát mạch có thể gây kích ứng, lở loét, hoại tử các tổ chức dưới da. Nếu tình trạng này không được xử trí và điều trị sớm có thể khiến gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Thoát mạch do hoá trị thường gặp ở những người lớn tuổi, người có thành mạch yếu, béo phì, đang bị phù, có tổn thương ở da hoặc người mắc các bệnh lý đi kèm như tổn thương mạch máu, rối loạn ý thức, đang sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc corticoid… Những đối tượng kể trên cần phải cẩn thận và theo dõi chặt chẽ những triệu chứng sau tiêm truyền hoá chất.
Các hoá chất sử dụng trong điều trị hoá trị được chia thành 3 nhóm:
Mức độ tổn thương do thoát mạch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ cô đặc, vị trí thoát mạch, loại hoá chất sử dụng, thời gian mà thuốc ngấm vào mô…
Một số triệu chứng sớm ở người bệnh ung thư bị thoát mạch, bao gồm:
Nếu tình trạng thoát mạch không được phát hiện sớm, các triệu chứng sớm sẽ diễn tiến thành các triệu chứng muộn như:
Để hạn chế hiện tượng thoát mạch do hoá trị, kể cả nhân viên y tế và người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
Để hạn chế xảy ra tình trạng thoát mạch do hóa trị, các nhân viên y tế thực hiện tiêm truyền hóa chất thường là những người rất có kinh nghiệm và được đào tạo về hóa trị.
Người bệnh có thể chủ động phối hợp với nhân viên y tế để giảm nguy cơ bị thoát mạch:
Thoát mạch là biến chứng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng với người bệnh. Chính vì thế khi tiến hành hoá trị, kể cả nhân viên y tế và bệnh nhân đều cần có sự phối hợp chặt chẽ và chuẩn bị kỹ lưỡng cho cả quá trình hoá trị. Nếu không điều trị thoát mạch kịp thời, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như hoại tử mô và mất chức năng chi. Việc chủ động tìm hiểu thoát mạch trong hoá trị nguy hiểm như thế nào sẽ góp phần nâng cao hiểu biết cũng như sớm phát hiện các bất thường, để hạn chế tối thiểu các tác động xấu xảy ra cho người bệnh trong quá trình điều trị.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.