Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ruột non là một phần của hệ tiêu hóa, kết nối dạ dày và ruột. Về giải phẫu, ruột non chia làm 3 phần là tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng. Hỗng tràng giúp tiêu hóa thêm thức ăn từ dạ dày xuống, đồng thời hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn cho cơ thể.
Vậy để hiểu rõ và chi tiết hơn về bộ phận hỗng tràng trong cơ thể như vị trí, cấu tạo thế nào và đảm nhận chức năng gì trong hệ tiêu hoá, hãy cùng các chuyên gia sức khoẻ khám phá thông tin hữu ích trong bài viết sau nhé!
Hỗng tràng là phần giữa của ruột non, nó nằm giữa tá tràng (phần đầu của ruột non) và hồi tràng (phần cuối của ruột non). Hỗng tràng bắt đầu ở chỗ nối tá tràng - hỗng tràng (điểm uốn tá tràng hỗng tràng) và kết thúc ở chỗ nối hồi tràng. Chiều dài của hỗng tràng khoảng 6m, đường kính đoạn đầu là 3cm, ở đoạn cuối là 2cm.
Tổng số quai ruột trong cơ thể người là 14 hoặc 16, quai ruột là các cuộn có hình chữ U được cuộn lại thành bởi hỗng tràng và hồi tràng. Trong đó, các quai ruột đầu nằm ngang, các quai ruột cuối thẳng đứng.
Hỗng tràng được đặc trưng bởi nhiều mạch máu, khiến nó có màu đỏ đậm. Hỗng tràng được giữ ở một vị trí cố định trong khoang màng bụng bởi mạc treo.
Từ trong ra ngoài, cấu tạo của hỗng tràng gồm 5 lớp như cấu tạo chung của ống tiêu hóa:
Lớp niêm mạc có cấu tạo tối ưu hóa giúp hấp thu các chất dinh dưỡng:
Sau quá trình tiêu hóa hóa học ở tá tràng, thức ăn sẽ di chuyển vào hỗng tràng, nơi hoạt động tiêu hóa của cơ bắt đầu. Các tế bào lót hỗng tràng chịu trách nhiệm hấp thụ các chất dinh dưỡng được giải phóng từ thức ăn trong quá trình tiêu hóa. Các dây thần kinh trong thành ruột kích hoạt các cơ của nó đảo trộn thức ăn qua lại (phân đoạn), trộn thức ăn với dịch tiêu hóa.
Hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn để cơ thể sử dụng, bao gồm:
Nhu động ruột tự nhiên và co cơ trơn giúp di chuyển chất dinh dưỡng qua hỗng tràng rất mạnh mẽ và nhanh chóng. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ trong hỗng tràng sẽ đi vào máu, từ đó chúng được phân phối đến các cơ quan trong cơ thể một cách hợp lý.
Viêm hỗng hồi tràng thường liên quan đến bệnh Crohn và thường có các triệu chứng như:
Người bị viêm hỗng hồi tràng có nguy cơ phát triển lỗ rò, ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng hoặc khiến cho thức ăn và dịch từ ruột non chảy ra bên ngoài rất nguy hiểm.
Viêm hỗng hồi tràng có thể điều trị bằng cách tập trung vào việc làm giảm viêm và ngăn ngừa các biến chứng. Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Bệnh Celiac là căn bệnh mà hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với gluten thường ảnh hưởng đến hỗng tràng gây viêm hỗng tràng và một loại các triệu chứng như:
Bệnh Celiac được điều trị bằng cách loại bỏ thực phẩm chứa gluten khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. Đồng thời, người bệnh cũng cần bổ sung dinh dưỡng như sắt, vitamin D và axit folic cũng có ích cho việc điều trị.
Các túi nhỏ hình thành bên trong thành của đường tiêu hóa được gọi là túi thừa. Khi hình thành trong hỗng tràng nó được gọi là túi thừa hỗng tràng với các kích thước khác nhau từ vài mm cho đến vài cm.
Viêm túi thừa hỗng tràng có thể xuất hiện một số triệu chứng như:
Trường hợp các túi thừa không gây ra triệu chứng nào thì không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu túi thừa gây thủng hay tắc nghẽn ruột thì cần phải được điều trị bằng phẫu thuật.
Trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt giúp cung cấp một lượng chất xơ vừa đủ cho ruột của bạn. Chất xơ giúp nuôi dưỡng những vi khuẩn tốt có trong ruột bạn và giúp loại bỏ cặn bã của vi khuẩn có hại. Hầu hết các loại trái cây và rau quả đều có tính kiềm, giúp cân bằng hàm lượng axit trong ruột. Hàm lượng axit cao có thể làm giảm đi chất nhầy bảo vệ có trong dạ dày, ruột.
Việc tiêu thụ nhiều loại thực phẩm không tốt và có thói quen sinh hoạt không lành mạnh có thể làm tăng lượng axit bao gồm thực phẩm chế biến sẵn, thịt, các sản phẩm từ sữa, caffeine và rượu. Việc thêm các thực phẩm giàu tính kiềm vào chế độ ăn uống mỗi ngày sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.
Thuốc lá và rượu làm tăng axit trong dạ dày, làm mòn chất nhầy bảo vệ. Bên cạnh đó, các thuốc giảm đau không kê đơn NSAID như Aspirin và Ibuprofen cũng có thể làm tổn hại đến lớp niêm mạc dạ dày. Nếu sử dụng nhiều hơn một thuốc trong những loại thuốc nhóm này sẽ gây ra tác dụng phụ nhiều hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, bạn không nên sử dụng bất kỳ thuốc nào trong nhóm thuốc này quá thường xuyên và tránh sử dụng nhiều thuốc cùng một lúc.
Những tổn thương xảy ra trong dạ dày cũng có thể ảnh hưởng đến tá tràng vì axit dạ dày cao có thể rò rỉ vào tá tràng và hỗng tràng. Từ đó dẫn đến tổn thương lớp niêm mạc ở tá tràng và hỗng tràng. Niêm mạc dạ dày bị tổn thương cũng khiến dạ dày dễ bị nhiễm khuẩn hơn, chẳng hạn như H.pylori, cũng có thể lây nhiễm sang hỗng tràng.
Nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên rất quan trọng đối với cơ thể, giúp hệ tiêu hóa khoẻ mạnh. Trên thực tế, tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ có thể làm giảm các triệu chứng viêm ruột, táo bón,...
Các chuyên gia khuyên bạn nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, uống nước giúp cơ thể bạn phân hủy thức ăn hiệu quả hơn. Nước cũng giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Vì vậy, bạn cần cung cấp đủ nước để hỗng tràng hoạt động bình thường và khoẻ mạnh.
Để hệ tiêu hoá được khoẻ mạnh cần sự cân bằng của hàm lượng axit, lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc, khả năng miễn dịch và khả năng dung nạp với các loại thực phẩm khác nhau. Khi hệ tiêu hoá gặp vấn đề hoặc mất sự cân bằng sẽ biểu hiện ra các triệu chứng như đau bụng, khó chịu, tiêu chảy, táo bón,... Hãy theo dõi và quan tâm những biểu hiện của cơ thể để có thể kịp thời phát hiện và điều trị. Hoặc đơn giản là thay đổi lối sống để sức khoẻ được cải thiện và tốt hơn.
Hãy quan tâm và chú ý xem cơ thể bạn phản ứng với loại thực phẩm nào hoặc liệu bạn có bắt đầu nạp vào cơ thể quá nhiều một lượng thức ăn trong một thời gian ngắn hay không. Hãy thay đổi thói quen ăn uống khi bạn nhận thấy các triệu chứng bất thường và cải thiện sức khoẻ đường ruột của mình bằng một bữa ăn với các thực phẩm nguyên chất, lành mạnh và có thể bổ sung một số men vi sinh.
Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp bạn biết được về vai trò quan trọng của hỗng tràng đối với cơ thể và cách để duy trì một hỗng tràng khỏe mạnh!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.