Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm khớp háng bên trái gây trở ngại không nhỏ đến hoạt động hàng ngày của đôi chân. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu bệnh nhân không chủ động kịp thời điều trị.
Viêm khớp háng bên trái được đặc trưng bởi sự xuất hiện của những cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Dưới đây là một số thông tin quan trọng về chứng bệnh này mà bạn cần phải hết sức lưu ý.
Viêm khớp háng chính là tình trạng phần khớp háng bị tổn thương và dẫn đến hiện tượng bị viêm đau nhức. Khi ấy, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu. Thông thường, các cơn đau thường bắt đầu tại khu vực bị viêm rồi sau đó mới lan xuống đùi, chân và vùng thắt lưng.
Viêm khớp háng bên trái nếu không được chữa trị một cách dứt điểm và đúng cách thì bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng hơn và gây ra những cơn đau nhức rất khó chịu. Thậm chí, nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ cao bị tàn phế.
Khi bị viêm khớp háng bên trái, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:
Theo đó, một số nguyên nhân dẫn đến viêm khớp háng bên trái đó là:
Khớp háng cũng là một trong số các bộ phận chịu ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp. Khi đó, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như sưng, đau và cứng khớp tại một khoảng thời gian nhất định. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng hơn và rất dễ làm biến dạng khớp.
Thoái hóa khớp háng chính là hệ quả của quá trình thoái hóa xương và sụn. Khi đó, các đầu xương sẽ không được bảo vệ bởi các lớp sụn ở bên ngoài. Trong quá trình bệnh nhân vận động, hai đầu xương sẽ cọ xát vào với nhau và gây ra những cơn đau nhức.
Viêm cột sống dính khớp là tình trạng khớp cùng chậu và cột sốt bị viêm mạn tính. Căn bệnh này thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất vẫn là nam giới. Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan khác như gan, tim, phổi, dây chằng, khớp gối, khớp háng…
Chứng viêm khớp vảy nến thường được phát hiện khi bệnh nhân bị vảy nến. Khi bị viêm khớp vảy nến, bệnh nhân sẽ bị sưng đau các khớp.
Để điều trị viêm khớp háng bên trái, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:
Kiểm soát cân nặng: Nếu như cơ thể bị thừa cân, béo phì, bệnh nhân cần xây dựng cho mình kế hoạch giảm cân sao cho thật khoa học và phù hợp để làm giảm áp lực lên các khớp háng.
Thay đổi thói quen sinh hoạt: Bệnh nhân nên để cho khớp háng được nghỉ ngơi và phục hồi. Do đó, người bệnh cần hạn chế leo cầu thang, chơi các bộ môn thể thao nặng, hạn chế đi bộ đường dài.
Thực hiện vật lý trị liệu: Xoa bóp, bấm huyệt, dùng laser, nhiệt trị liệu giúp tăng cường khả năng lưu thông và tuần hoàn máu, cải thiện những cơn đau nhức tại khớp háng.
Chườm đá: Phương pháp chườm lạnh bằng đá có tác dụng làm giảm tình trạng đau nhức và sưng viêm tại các khớp. Theo đó, bệnh nhân hãy cho đá vào trong một chiếc khăn ẩm hoặc túi vải rồi chườm lên khu vực bị đau nhức. Mỗi ngày bệnh nhân nên duy trì việc chườm lạnh 3 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 20 phút.
Dùng thuốc Tây: Bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm như ibuprofen, naproxen, aspirin… để cải thiện những cơn đau nhức khớp háng.
Trong trường hợp bị viêm khớp háng bên trái, bệnh nhân sẽ được chỉ định thay khớp háng. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý mà người bệnh có thể sẽ thực hiện các phẫu thuật như:
Viêm khớp háng bên trái gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Do đó, để khắc phục tình trạng bệnh lý, bệnh nhân nên có cho mình hướng điều trị phù hợp nhất nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.