Những vấn đề liên quan đến thoát vị thành bụng mà bạn cần biết
Ngày 17/06/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thành bụng là phần ta nhìn thấy bên ngoài bao quanh ổ bụng, giúp hỗ trợ nhiều hoạt động chức năng của cơ thể, bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong. Nếu trường hợp bị thoát vị thành bụng thì liệu có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta giải đáp các thắc mắc trên.
Khi nói đến thành bụng, phần lớn trong chúng ta đều biết đến bộ phận này như một lá chắn bảo vệ cơ thể và còn là vẻ đẹp thẩm mỹ bên ngoài. Tuy nhiên chúng ta cần hiểu rõ khái niệm thoát vị thành bụng là gì? Nguy cơ mắc phải bệnh thoát vị thành bụng và những điều cần biết về bệnh này là gì, cùng đến với những thông tin sau.
Thoát vị thành bụng là gì?
Thành bụng là phần quan trọng bao quanh khoang bụng, được phân làm 2 phần phía trước và sau, bao gồm các phần sau: Da, lớp mô bên dưới da, lớp fascia (là một mô cứng tạo ra thêm mạng lưới 3 chiều, bao quanh bên trong cơ thể, có chức năng như một lớp màng kết nối các phần khác trên cơ thể), cơ, phúc mạc (là một phần trơn bóng, bao bọc hết các thành của ổ bụng, các nội tạng thuộc hệ tiêu hóa, bao phủ trước hoặc trên, các tạng sẽ phụ thuộc các vùng sinh dục và hệ tiết niệu).
Thoát vị thành bụng là một bệnh lý khá thường gặp, xảy ra khi các lớp cơ trên thành bụng yếu hoặc bị hở. Bệnh thoát vị thành bụng xảy ra do việc dịch chuyển các tạng từ trong xoang ra ngoài thành bụng thông qua một vị trí yếu nào đó, có thể chú ý đến những nơi thành bụng không có lớp cơ hoặc vết mổ cũ và cũng có thể được coi là bệnh dị tật bẩm sinh khi trẻ còn trong bụng mẹ. Và bệnh thoát vị thành bụng này thường xảy ra khi các lớp cơ bị hở hoặc yếu dần đi, hình thành nên một khối to trên vùng bụng kèm theo là những cơn đau khó chịu.
Dấu hiệu nhận biết thoát vị thành bụng
Việc nắm rõ các dấu hiệu nhận biết tình trạng thoát vị thành bụng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phát hiện bệnh, từ đó nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp. Một số dấu hiệu mà bạn cần lưu ý có thể kể đến như:
Thành bụng sưng to lên khi làm việc quá sức, bưng bê vật dụng quá nặng.
Thành bụng phình to lên khi đi đại tiện phải rặn quá nhiều.
Vùng bẹn hay trên thành bụng xuất hiện khối u lồi lên, mắt thường có thể thấy được, đặc biệt dễ thấy hơn khi cười, ho hoặc hắt xì.
Bắt đầu xuất hiện những cơn đau tức, buồn nôn.
Nguy cơ mắc phải bệnh thoát vị thành bụng
Hiện nay không có thông tin nào chính xác về đối tượng dễ mắc bệnh này, thoát vị thành bụng xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí còn xảy ra với trẻ sơ sinh khi còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, một số yếu tố làm răng nguy cơ mắc phải thoát vị thành bụng có thể kể đến như:
Nếu bạn đã từng phẫu thuật vùng bụng, tỉ lệ mắc phải bệnh này cũng rất dễ dàng.
Chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng những thực phẩm nhiều chất béo gây nên tình trạng thừa cân, béo phì.
Trong giai đoạn mang thai, người mẹ sử dụng nhiều loại thuốc, việc ăn uống và sinh hoạt cũng tác động đến thai nhi và do vậy bệnh thoát vị thành bụng ở trẻ sơ sinh cũng từ đó mà phát triển.
Dùng nhiều các chất kích thích như đồ uống có cồn, thuốc lá, hoặc mang thai trong thời điểm còn quá trẻ.
Với trẻ sơ sinh nếu mắc phải bệnh có thể do gen di truyền, thay đổi hormone hay thậm chí xảy ra khi người mẹ tiếp xúc với các tác nhân khác: Ăn uống, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không lành mạnh.
Thoát vị thành bụng có nguy hiểm không?
Không nên xem thường sự nguy hiểm của bệnh thoát vị thành bụng này nhé, bệnh có thể ảnh hưởng đến cả tính mạng và sức khỏe của chúng ta nếu một khi mắc phải. Những biến chứng mà thoát vị thành bụng gây ra như khối thoát vị, bộ phận ruột hoặc những vùng khác sẽ bị siết chặt tại túi thoát vị. Máu không được lưu thông đến các vùng này và thoát vị có khả năng bị hoại tử, nếu không được phẫu thuật kịp thời thì người bệnh sẽ dễ bị tử vong.
Cách phòng ngừa bệnh thoát vị thành bụng
Khi đã có cho mình những kiến thức cần thiết nhất về cách nhận biết, các nguy cơ dễ mắc phải và sự nguy hiểm mà bệnh thoát vị thành bụng mang lại, thì việc mà chúng ta nên làm đó là tìm kiếm những biện pháp phòng ngừa và dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng nhằm giúp ngăn ngừa bệnh lý này nhé:
Đối với những người có công việc nặng, thường xuyên sử dụng sức lực thì nên thực hiện đúng tư thế và kỹ thuật theo quy định trong an toàn lao động.
Làm việc vừa với sức khỏe của bản thân, không làm nặng đột ngột, cơ thể sẽ không kịp thích nghi.
Nên duy trì cân nặng ở mức phù hợp (dao động BMI từ 18 - 22).
Tăng cường việc tập luyện các bài tập chuyên về sức mạnh, nâng cao những bài tập về cơ bụng, giúp thành bụng chắc khỏe hơn.
Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, nên bỏ thuốc lá và tránh ăn những thực phẩm có nhiều đường hoặc chất béo gây thừa cân, béo phì.
Bài viết trên là toàn bộ những chia sẻ về thành bụng và những điều cần biết về bệnh lý thoát vị thành bụng. Hy vọng những thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn nâng cao việc phòng ngừa bệnh, tăng cường tập luyện các bài tập về sức mạnh và các vùng cơ ở thành bụng, giúp bảo vệ sức khỏe bạn và cả gia đình.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.