Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa ở háng nữ giới có thể do vệ sinh không sạch, bệnh ghẻ, bệnh nấm háng, viêm nang lông hay là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm như sùi mào gà hoặc mụn rộp sinh dục. Vì vậy, nếu phát hiện triệu chứng này, bệnh nhân cần được điều trị sớm, tránh gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Nữ giới cũng thường bị nổi mẩn đỏ ngứa ở vùng háng, gây khó chịu và ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của người bệnh. Nếu không được điều trị, triệu chứng kéo dài một thời gian sẽ chuyển nặng và lây lan sang các vùng da xung quanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể và tâm lý của người bệnh. Để cải thiện triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa ở háng nữ giới, người bệnh nên tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Đây không phải là một bệnh lý mà là triệu chứng nhận biết lâm sàng của nhiều căn bệnh khác nhau. Có rất nhiều bệnh lý gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở háng nữ giới gồm:
Ký sinh trùng là nguyên nhân chính gây bệnh ghẻ. Triệu chứng nhận biết điển hình của bệnh là tình trạng nổi mẩn ngứa ở ngón tay, bàn tay, lưng, vùng háng và nhiều bộ phận khác đi kèm với nổi các nốt mụn nước li ti.
Thông thường, mẩn ngứa ở háng thường tiến triển liên tục với mức độ ngứa tăng dần về đêm khiến người bệnh mất ngủ. Nếu không được điều trị sớm, về lâu dài, bệnh có thể gây suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh. Mẩn ngứa hai bên háng có thể gây biến chứng nghiêm trọng hơn là viêm cầu thận.
Da vùng háng thường xuyên ẩm ướt và khá nhạy cảm. Vùng này cũng là môi trường thuận lợi cho nhiễm nấm Candida phát triển. Việc vệ sinh da không sạch hoặc mặc quần áo quá bó sát sẽ tạo điều kiện cho nấm sinh sôi và phát triển mạnh và gây bệnh.
Tình trạng nổi mẩn ngứa ở háng là một trong những triệu chứng nhận biết đặc trưng của bệnh nấm háng. Khi đó, trên bề mặt da xuất hiện các vảy mụn lấm tấm và vùng da bị bệnh có màu đỏ hồng tạo thành ranh giới với phần da không bị bệnh. Ban đầu cơn ngứa âm ỉ sau đó chuyển thành dữ dội. Nếu bệnh nhân gãi, các vùng nấm háng sẽ ngày càng lan rộng dần ra vùng da xung quanh.
Đây là tình trạng viêm ở các nang lông, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhất là ở những vùng ma sát nhiều như háng. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do ký sinh trùng, do nhiễm trùng lỗ chân lông do vi khuẩn hoặc mụn trứng cá.
Nổi mẩn ngứa vùng háng là một trong những triệu chứng nổi bật của viêm nang lông. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các triệu chứng như đau, rát, nổi mụn nước hoặc ban đỏ.
Hầu hết bệnh viêm nang lông không lây. Nhưng nếu bạn dùng chung bồn tắm, khăn tắm hoặc quần áo với người bị bệnh, bệnh sẽ lây nhiễm qua các vết xước. Ngoài ra, viêm nang lông có thể gây rụng lông và tạo sẹo, ảnh hưởng xấu đến làn da.
Khu vực háng thường xuất hiện hăm da do vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Ngoài triệu chứng nổi mẩn ngứa vùng háng, người bệnh có triệu chứng hăm da điển hình như da vùng bẹn bị đỏ, ngứa nhưng không gây đau.
Bệnh hắc lào cũng gây nổi mẩn đỏ ngứa ở háng nữ giới do chủng vi nấm Dermatophytes gây ra. Thông thường, bệnh hắc lào gây ra tình trạng ngứa ở háng ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, khi hoạt động đổ mồ hôi hoặc vào ban đêm, tình trạng ngứa ngày càng nghiêm trọng.
Bên cạnh triệu chứng ngứa ở háng, người bệnh còn xuất hiện các vệt đỏ trên vùng da tại háng kèm theo là sự bao phủ của các đám mụn nước li ti trên bề mặt da. Bệnh hắc lào có thể lây lan từ người này sang người khác, gây ảnh hưởng xấu đến tính thẩm mỹ của làn da và sức khỏe nên cần được điều trị sớm.
Triệu chứng nổi mẩn ngứa ở vùng háng cũng có thể là do:
Vệ sinh vùng háng không sạch
Khu vực háng thường ra nhiều mồ hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh phát triển. Vệ sinh không đúng cách hoặc không sạch dễ khiến bạn bị nổi mẩn ngứa hơn.
Dung dịch vệ sinh gây kích ứng
Dùng một số dung dịch vệ sinh chứa nhiều thành phần hóa học có thể khiến vùng háng khô ráp, dễ bị kích ứng, gây viêm da và nổi mẩn ngứa ở háng.
Mặc quần bó sát
Thường xuyên mặc quần bó sát và không hút mồ hôi sẽ gây ma sát và làm tổn thương vùng háng. Bên cạnh đó, vi khuẩn và nấm tấn công gây viêm dẫn đến nổi mẩn ngứa vùng háng.
Bệnh lý về cơ quan sinh dục
Nổi mẩn ngứa vùng háng có thể là do các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus ở vùng kín gây ra.
Để điều trị dứt điểm triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa ở háng nữ giới, bác sĩ thường dựa vào nguyên nhân gây bệnh và áp dụng một số cách điều trị sau:
Thông thường, để làm dịu da và giảm kích ứng, bác sĩ đề nghị bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc dưới dạng kem bôi, hồ nước hoặc dung dịch acid kháng nấm, thuốc kháng sinh, thuốc bôi toàn thân như thuốc kháng lại hợp chất histamin gây ngứa, thuốc kháng sinh dùng diệt nấm. Tuy nhiên, bệnh nhân nên sử dụng thuốc đúng liều lượng bác sĩ quy định để giảm thiểu tác dụng phụ.
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện triệu chứng mẩn ngứa vùng háng. Cụ thể:
Phương pháp điều trị dân gian có thể kiểm soát triệu chứng mẩn ngứa vùng háng gồm:
Mật ong
Mật ong được sử dụng như dược phẩm tự nhiên và khá an toàn giúp giảm nhanh tình trạng mẩn ngứa vùng háng. Vệ sinh da sạch, dùng một lượng mật ong nhất định thoa đều lên vùng da bệnh, sau khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch và lau khô. Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi triệu chứng bệnh giảm dần.
Dùng tinh dầu cây trà
Hoạt chất diệt khuẩn tự nhiên trong tinh dầu cây trà giúp làm sạch và giảm ngứa. Dùng 3 giọt tinh dầu cây trà cùng với 1 muỗng cà phê dầu dừa làm chất dẫn, trộn đều và thoa hỗn hợp lên da vùng háng. Thực hiện cách hỗ trợ điều trị này 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối.
Dùng rượu
Rượu có tính chống nấm, kháng khuẩn và được xem là chất làm khô cực mạnh. Vì vậy, người bệnh có thể thoa một ít rượu lên vùng da bị bệnh mỗi ngày để hỗ trợ điều trị nổi mẩn ngứa ở háng.
Trên đây là thông tin đầy đủ về triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa ở háng nữ giới. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về căn bệnh nguy hiểm nào đó. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng này, bệnh nhân không nên chủ quan, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.