Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa có thể do nhiều bệnh lý da liễu gây ra như dị ứng, viêm nang lông, viêm da tiếp xúc,… hoặc do một số bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn trong cơ thể. Việc tìm ra được nguyên nhân gây ra triệu chứng này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc điều trị bệnh.
Nổi mẩn đỏ ở lưng là triệu chứng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Thông thường nếu triệu chứng này gây ngứa, người bệnh sẽ tìm cách điều trị. Nhưng khi nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa, người bệnh sẽ dễ bỏ qua, không đi khám và chữa trí kịp thời mà không biết rằng đây có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang gặp một vấn đề về sức khỏe nguy hiểm.
Tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau đây:
Khi thời tiết nóng bức, nổi mề đay, phát ban là bệnh lý da liễu dễ bùng phát. Trẻ nhỏ và một số trường hợp người lớn có thể mắc phải căn bệnh này. Bệnh có triệu chứng đặc trưng là các vùng da nổi mẩn đỏ, hồng hoặc trắng, chứa dịch nước bên trong và không gây ngứa trên da nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.
Khi da tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích hoặc chất gây dị ứng (mỹ phẩm, sản phẩm làm sạch, hóa chất công nghiệp…) sẽ gây viêm da tiếp xúc, đây là bệnh da liễu phổ biến. Bệnh có triệu chứng điển hình là tình trạng phát ban, nổi mẩn ngứa đỏ, mụn nước, bề mặt da khô ráp, bong tróc vảy trắng nhưng không gây ngứa da. Với những trường hợp nặng hơn, mụn mủ, mụn nước chứa dịch xuất hiện và thường xuyên gây ngứa ngáy.
Trẻ nhỏ thường bị sốt phát ban do lây nhiễm virus human herpes 6 hoặc 7. Bệnh có triệu chứng đặc trưng bao gồm nổi các nốt đỏ khắp cơ thể nhưng không ngứa. Ngoài ra, trẻ còn gặp các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đau họng…
Trẻ nhỏ cũng hay bị rôm sảy. Đây là tình trạng kích ứng da do thời tiết nắng nóng, đổ nhiều mồ hôi. Khi bị rôm sảy, trẻ nổi các nốt mẩn đỏ li ti, mọc rải rác hoặc tập trung trên da và thường xuất hiện ở những vùng da ra nhiều mồ hôi như lưng, ngực, nách, cổ,…
Triệu chứng đặc trưng của bệnh zona là nổi các nốt ban đỏ trên da, gây nóng rát da nhưng không ngứa. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể và dễ dàng lây lan sang vùng da khác.
Trường hợp bệnh nặng có thể gây ra tình trạng rất nguy hiểm như nhiễm trùng da, liệt cơ mặt, viêm phổi, ảnh hưởng hệ thần kinh…
U máu là khối u nhỏ lành tính, thường xảy ra dưới da đầu, da mặt, da ngực hoặc lưng. Triệu chứng đặc trưng của bệnh gồm nổi các nốt mẩn đỏ nhưng không gây ngứa và khu trú tại một vùng da nhất định.
Trong trường hợp nặng, người bệnh cần được can thiệp điều trị sớm khi khối u máu bị chảy máu hoặc chèn ép lên lớp biểu bì da và các cơ quan khác.
Ung thư da cũng có triệu chứng đầu tiên là xuất hiện các nốt hoặc đốm đỏ, tạo thành mảng vảy không gây ngứa trên bề mặt da đi kèm một số dấu hiệu như u nhỏ màu tím hoặc đỏ tươi, nổi nốt ruồi bất thường trên da, xuất hiện vùng da bị loét. Các nốt này thường không tự biến mất.
Nguyên nhân gây ung thư da có thể do da tiếp xúc với các tia phóng xạ, hóa chất gây ung thư lâu dài hay yếu tố di truyền. Ngoài ra, một số tình trạng như Bowen, dày sừng quang hóa, viêm da mạn tính cũng có thể phát triển thành bệnh.
Ung thư da là dạng tổn thương da ở mức độ nặng khiến người bệnh có thể tử vong, do đó cần được phát hiện và chữa trị sớm.
Trẻ nhỏ và người trưởng thành đều có thể bị hăm da do cơ thể không được vệ sinh đúng cách, bị dị ứng, nhiễm khuẩn. Hăm da thường xuất hiện ở vùng da tiết nhiều mồ hôi như lưng, dưới ngực, bụng, nách hoặc kẽ chân.
Người bệnh gặp một số triệu chứng như:
Nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân có thể do bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn trong cơ thể. Vì vậy, để điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ hiệu quả người bệnh cần thực hiện các chẩn đoán chuyên môn để xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh, từ đó bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị nổi mẩn đỏ ở lưng hiện nay gồm:
Bác sĩ thường kê một số nhóm thuốc Tây để điều trị mẩn đỏ như:
Lưu ý: Người bệnh phải dùng thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ vì các loại thuốc trên đều có tác dụng phụ đi kèm.
Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị dân gian sau đây cho trường hợp bị nổi mẩn đỏ ở lưng do dị ứng thông thường, không gây ngứa:
Chườm đá lạnh: Dùng khăn vải bọc đá viên lại hoặc túi chườm chuyên dụng, rồi áp lên vùng da tổn thương khoảng 15 - 20 giây, lặp lại thao tác này trong khoảng 10 - 15 phút.
Tắm với bột yến mạch: Cho một vài thìa bột yến mạch vào bồn tắm, người bệnh ngâm vùng da tổn thương trong nước khoảng 15 phút, rồi tắm sạch lại với nước sạch.
Uống nước lá cây đinh lăng: Dùng lá đinh lăng phơi khô, nấu 80g đinh lăng với 500ml nước, đến khi cạn còn một nửa thì chắt nước cốt, chia làm hai phần để dùng 2 lần/ngày.
Trong Đông y, tình trạng nổi mẩn đỏ, mề đay là do cơ thể nhiễm phong hàn cộng thêm với huyết nhiệt và một số tác nhân không phù hợp như đồ ăn, thức uống, môi trường không khí,... làm suy yếu phủ tạng dẫn đến ảnh hưởng khả năng thải độc khiến sức đề kháng và hệ miễn dịch bị suy yếu.
Dùng bài thuốc Đông y nhằm tác động vào căn nguyên bên trong cơ thể kết hợp bồi bổ để tăng sức đề kháng cho hệ miễn dịch cơ thể. Các vị thuốc hỗ trợ chức năng thải độc của gan thận, giúp loại bỏ dư lượng độc trong cơ thể đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng với bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý thuốc Đông y có hiệu quả tương đối chậm do đó cần kiên trì điều trị trong thời gian dài.
Như vậy, nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa do nhiều bệnh lý gây ra, thậm chí có thể do ung thư. Nếu bạn phát hiện thấy triệu chứng này, hãy đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.