Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người hoang mang khi tự nhiên bị nổi mẩn ngứa thành mảng trên cơ thể mà không hiểu lý do vì sao. Bài viết sau sẽ giúp bạn nhận biết nguyên nhân để từ đó có cách kiểm soát và khắc phục hiệu quả tình trạng này.
Nổi mẩn ngứa thành mảng trên da không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn có thể để lại tổn thương trên da nếu gãi ngứa quá nhiều. Đặc biệt, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề bệnh lý về sức khỏe không nên chủ quan. Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn tìm ra hướng xử lý và cách điều trị hiệu quả.
Nổi mẩn ngứa khắp người là hiện tượng da bỗng nhiên nổi lên các nốt mẩn đỏ thành từng mảng hoặc lan ra khắp người gây ngứa ngáy, khó chịu. Các vết mẩn ngứa này không có kích thước hay hình dạng nhất định, có thể xuất hiện từ mặt, cổ, lưng, tay, chân đến toàn thân. Hiện tượng này có thể tự hết sau vài giờ, nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng trong nhiều ngày, nhiều tháng.
Tùy nguyên nhân cũng như tùy từng trường hợp mà tính chất nốt mẩn sẽ khác nhau, thời gian ngứa và tần suất lặp lại cũng không giống nhau. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể nổi mẩn khắp người nhưng không ngứa hoặc chỉ bị ngứa râm ran mà không nổi mẩn.
Hiện tượng da nổi mẩn ngứa thành mảng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể do bệnh ngoài da hoặc bệnh lý trong cơ thể gây nên.
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến nổi mẩn ngứa là do da khô. Da bị khô có thể do:
Viêm da do tiếp xúc là tình trạng xuất hiện phổ biến khi da chạm phải các chất gây kích ứng như vi khuẩn, bụi bẩn, lông thú cưng, hóa chất tẩy mạnh trong nước rửa chén, nước giặt quần áo,...
Nổi mề đay xảy ra do các chất gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể, kích thích hệ miễn dịch phản ứng lại bằng cách giải phóng một chất gây ngứa là histamin. Một số nguyên nhân khiến da nổi mề đay là phấn hoa, bị côn trùng đốt, nhiễm trùng do vi khuẩn, dị ứng với thuốc,...
Nếu không được kiểm soát triệt để, viêm da cơ địa sẽ khiến da bị nổi hột và dễ tái đi tái lại nhiều lần. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa có thể do di truyền, hệ miễn dịch yếu hoặc do các yếu tố về môi trường (thời tiết lạnh, khô, thiếu độ ẩm, bụi bẩn, khói thuốc lá,...) gây ra.
Khi mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp, toàn bộ hoạt động trao đổi chất của cơ thể bị ảnh hưởng, dẫn đến mất cân bằng hệ miễn dịch. Hậu quả là da khô, phù nề và xuất hiện các nốt mẩn đỏ như muỗi đốt gây cảm giác ngứa ngáy.
Bệnh tiểu đường cũng có thể là một nguyên nhân bệnh lý khiến da nổi mẩn ngứa. Người mắc bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu tăng cao gây tổn thương các mạch máu dưới da. Từ đó, da người bệnh trở nên khô sần hơn, thường xuyên bị nổi mẩn, ngứa ngáy khắp toàn thân.
Tùy vào tác nhân gây nổi mẩn ngứa trong từng trường hợp khác nhau thì sẽ có cách điều trị khác nhau. Vì thế, thăm khám bác sĩ chuyên khoa là cách tốt nhất để tìm ra nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị phù hợp.
Bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc như thuốc Corticoid, thuốc kháng histamin H1, thuốc chẹn thụ thể H2,... để làm giảm triệu chứng ngứa. Bên cạnh Tây y thì Đông y cũng có một số bài thuốc từ dược liệu tự nhiên để xoa dịu và giảm nhanh cơn ngứa kết hợp đào thải độc tố ra bên ngoài.
Dù thực hiện bằng Đông y hay Tây y thì người bệnh cũng cần tuân thủ theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ thì mới có hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cũng cần sinh hoạt hợp lý và điều chỉnh chế độ chăm sóc da cho phù hợp, cụ thể:
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến nổi mẩn ngứa thành mảng trên da cũng như cách khắc phục tình trạng này. Nếu cơn ngứa kéo dài kèm theo sốt, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa,... thì bạn cần đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Vì sao mặt nổi mẩn đỏ không ngứa? Cách xử lý như thế nào?
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.