Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nuốt nước bọt đau họng và tai bên trái là triệu chứng thường gặp của các bệnh như viêm tai giữa, viêm họng. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm như ung thư vòm họng. Vậy cùng tìm hiểu nguyên nhân đau tai trái khi nuốt nước bọt và cách điều trị ở bài viết dưới nhé?
Đau họng khi nuốt nước bọt thường xuất hiện vào những lúc giao mùa và có thể điều trị khỏi tại nhà. Nhưng đau họng khi nuốt kèm theo đau nhức tai khiến nhiều người lo lắng. Vậy đây là dấu hiệu của bệnh gì? Làm sao để giảm đau nhanh chóng tại nhà.
Nuốt nước bọt đau họng trái là hiện tượng xảy ra do các cơ và dây thần kinh của họng bị kích thích. Nguyên nhân đau họng là do cổ họng bị sưng viêm gây tắc nghẽn. Ngoài ra đây cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh lý về đường hô hấp.
Đau tai, tức là khi nuốt nước bọt có thể là một triệu chứng của nhiễm trùng tai giữa, thường có dịch trong hòm nhĩ gây nhiễm trùng hoặc vô trùng. Tùy theo diễn biến của bệnh, thường chia thành 3 giai đoạn:
Biểu hiện đau tai, đau họng khi nuốt nước bọt có thể được gây ra bởi các bệnh sau:
Các tình trạng như sưng tấy đường mũi, hẹp ống Eustachian, cảm lạnh, viêm họng,... là nguyên nhân tai giữa bị nhiễm trùng hay viêm tai giữa. Nhiễm trùng trong ống tai giữa gây đau dữ dội, giảm thính lực, sốt, chảy dịch,... Nếu bị nhiễm trùng tai có mủ, cơn đau sẽ xuất hiện khi ăn uống, thậm chí khi nuốt nước bọt.
Tai mũi họng là các cơ quan có quan hệ mật thiết với nhau. Khi bị viêm họng hay cổ họng bị nhiễm trùng, tai và mũi rất có thể bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này. Nhiễm trùng cổ họng là tình trạng tăng áp lực lên tai giữa, gây đau lúc nhai, nuốt, nói chuyện. Nếu không được điều trị nhanh chóng, vi khuẩn lây nhiễm có thể xâm nhập vào ống tai và làm tổn thương bộ phận này.
Viêm mũi, viêm xoang khiến dịch tràn từ mũi, xoang xuống họng gây sưng đau một bên họng kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức bên tai trái hoặc cả hai tai.
Amidan là tập hợp các tế bào bạch cầu ở hai bên thành họng, có vai trò bắt giữ virus và bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Tuy nhiên khi số lượng vi khuẩn xâm nhập ồ ạt sẽ dẫn đến tình trạng viêm amidan. Viêm amidan thường thấy ở trẻ nhỏ với các triệu chứng như sốt cao, chóng mặt, ù tai, mệt mỏi, đau họng, đau tai phải hoặc trái khi nuốt,...
Ung thư vòm họng là một căn bệnh ác tính và nghiêm trọng. Khối u thường xuất hiện ở một số tế bào của hầu họng ngay sau mũi. Ung thư vòm họng không chỉ gây đau tai mà còn đau toàn bộ họng và mũi. Bệnh thường tiến triển âm thầm nên thời gian đầu bạn khó phát hiện.
Khi khối u phát triển, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu như sưng hạch ở cổ và chảy mủ, đau mũi, đau tai, ù tai, chảy mủ tai, giảm thị lực,… Khi ăn hoặc nuốt nước bọt, các khối u trong vòm họng có thể gây đau tai, mũi, họng.
U tuyến nước bọt là một trong những loại u thường gặp. Khoảng 90% các khối u này là lành tính và nằm trong tuyến nước bọt của mang tai. Ở giai đoạn đầu, khối u này thường không đau. Quan sát bằng mắt cho thấy một khối u nhỏ ở vùng dưới hàm, khối u này có thể phát triển to dần và chèn ép dây thần kinh gây đau tai, mặt.
Chườm đá: Chườm một túi đá hoặc khăn lạnh lên tai khoảng 20 phút có thể giúp giảm sưng.
Sử dụng tỏi: Trong tỏi có thành phần Allicin, một hợp chất trong tỏi rất hữu ích trong việc chống lại nhiễm trùng gây ra cơn đau. Bạn có thể ăn tỏi sống, tỏi nướng hoặc thêm vào một số món ăn hàng ngày để đạt được hiệu quả mong muốn.
Sử dụng túi chườm ấm: Để túi chườm ấm hoặc miếng vải ấm lên tai trong 20 phút có thể giúp giảm đau tạm thời. Trong khi nhiệt độ lạnh có thể giúp giảm đau và sưng tấy, thì chườm ấm làm thư giãn các cơ và cải thiện lưu thông máu.
Thuốc nhỏ tai: Thuốc nhỏ tai không cần kê đơn có khả năng giảm đau ở một số trường hợp đau tai nhẹ.
Bài tập cổ: Đau tai đôi khi có thể do căng cơ xung quanh ống tai hay tạo áp lực lên khu vực này. Các bài tập cổ đơn giản có thể giúp giảm bớt sự căng cơ khó chịu này. Ví dụ, từ từ xoay cổ và đầu và nâng cao vai về phía tai để giãn cơ giảm bớt áp lực khu vực xung quanh vai, cổ, đầu, tai.
Khi bạn có các triệu chứng đau cổ họng bên trái khi nuốt nước bọt hay các bệnh về đường hô hấp bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và chữa bệnh. Bên cạnh đó, các biện pháp tại nhà sẽ giúp bạn giảm các cơn đau tạm thời hay tình trạng bệnh nhẹ.
Trà gừng mật ong có tác dụng kháng viêm rất tốt, bổ sung vitamin giúp tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể và diệt khuẩn.
Cách làm như sau: Chuẩn bị một ly nước nóng, thêm vài lát gừng cắt mỏng vào, đợi khoảng 15 phút cho gừng tiết tinh chất ra thì cho một ít mật ong vào, khuấy đều và uống. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn hãy sử dụng 2 tách trà gừng sáng và tối mỗi ngày. Loại trà này không chỉ dành cho người bệnh, bạn cũng có thể dùng uống mỗi ngày, rất tốt cho sức khỏe.
Vệ sinh họng hàng ngày bằng nước muối sẽ giúp làm sạch khoang họng, loại bỏ vi khuẩn. Bạn chỉ cần kiên trì sử dụng ngày 2-3 lần/ngày để giảm triệu chứng đau họng khi nuốt nước bọt.
Các mẹo chữa đau họng từ dân gian vừa an toàn, lành tính, dễ thực hiện mà mang lại hiệu quả tích cực. Người bệnh có thể tham khảo một số công thức từ các nguyên liệu như gừng, chanh, mật ong, giá đỗ, lá húng chanh, bạc hà, cam thảo,...
Bài viết trên là những thông tin về nuốt nước bọt đau họng và tai bên trái. Mong rằng bài viết giúp bạn tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất với tình trạng sức khoẻ của mình. Nếu ngoài triệu chứng đau họng, đau tai khi nuốt nước bọt kéo dài và xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác thì bạn nên đến gặp ngay bác sĩ nhé.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.