Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Ung thư/
  4. Ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt: Bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Bác sĩNguyễn Văn Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Tuyến nước bọt gồm 3 đôi tuyến lớn: Tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Nang tuyến là đơn vị cấu tạo của tuyến, tiểu thuỳ do một số nang tuyến hợp thành, giữa các tiểu thuỳ có xen kẽ tổ chức liên kết mỏng. Thành phần, số lượng và độ pH của nước bọt thay đổi theo tuổi, bệnh tại chỗ và cơ quan tiêu hoá. Khi rối loạn phản xạ thần kinh dẫn đến tiết nước bọt theo phản xạ có điều kiện sẽ mất cân bằng gây giảm hoặc tăng tiết. Các tuyến nước bọt tham gia nhiều quá trình, chức năng quan trọng: Tiêu hoá thức ăn, bài tiết, điều tiết môi trường miệng, chống quá trình lên men, viêm nhiễm.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt là gì?

Ung thư tuyến nước bọt là tình trạng các khối u ác tính xuất hiện ở các vùng thuộc đầu cổ. Các khối u có thể được bắt gặp ở những vị trí: Lưỡi, phần dưới hàm, mang tai, niêm mạc đường hô hấp,...

Tuyến nước bọt là nơi tạo ra nước bọt và tiết nước bọt. Nước bọt giúp tiêu thụ thức ăn bằng cách nhai và nuốt, làm sạch vùng miệng. Ung thư tuyến nước bọt là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người bằng cách gây rối loạn các tế bào tuyến nước bọt.

Tuyến mang tai thường xuất hiện khối u tuyến nước bọt nhất. Điều trị ung thư tuyến nước bọt thường liên quan đến phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Ung thư tuyến nước bọt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nắm bắt các thông tin chính xác về ung thư tuyến nước bọt, nguyên nhân và cách phòng tránh sẽ giúp có một sức khỏe.

Triệu chứng ung thư tuyến nước bọt

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tuyến nước bọt

Ung thư tuyến nước bọt là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và khả năng sống sót thấp. Các dấu hiệu và triệu chứng:

Có khối sưng ở miệng, má, hàm hoặc cổ;

Đau ở miệng, má, hàm, tai hoặc cổ mà không đỡ;

Kích thước hoặc hình dạng của bên trái và bên phải của khuôn mặt hoặc cổ trước khi có khối u có sự khác biệt;

Tê một phần khuôn mặt;

Yếu cơ ở một bên mặt;

Khó mở miệng rộng hơn và khó nuốt;

Miệng cảm thấy khó chịu, đau nhức thường xuyên;

Cảm thấy đau khi ăn uống;

Có dịch bất thường chảy ra từ tai;

Tuyến nước bọt đau dai dẳng không khỏi.

Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như trên, cần nên gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám. Tuy nhiên, nhiều trường hợp phát hiện ra các triệu chứng bất thường khi ung thư tuyến nước bọt đã ở giai đoạn cuối.

Tác động của ung thư tuyến nước bọt đối với sức khỏe

Ung thư tuyến nước bọt trải qua các giai đoạn:

  • Giai đoạn I: Tế bào ung thư mới bắt đầu xuất hiện và người bệnh chưa cảm nhận được bất cứ một biểu hiện nào;
  • Giai đoạn II: Tế bào ung thư bắt đầu phát triển và lây lan sang một số vùng lân cận;
  • Giai đoạn III: Tế bào ung thư phát triển mạnh và bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức và khó chịu;
  • Giai đoạn IV: Khả năng chữa trị cũng như cơ hội sống sót thấp.

Ung thư tuyến nước bọt là một căn bệnh nguy hiểm và thường thì bệnh nhân phải tới giai đoạn bệnh nặng với các triệu chứng biểu hiện rõ ràng mới phát hiện ra bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng và khi ung thư phát triển, lan rộng hoặc đã di căn thì rất khó để điều trị khỏi bệnh và giữ tính mạng cho bệnh nhân.

Biến chứng có thể gặp khi mắc ung thư tuyến nước bọt

Bên cạnh các biểu hiện bất thường gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh, dưới đây là một số biến chứng do ung thư tuyến nước bọt gây nên: Liệt mặt, chảy máu, hội chứng Frey, di căn và tử vong.

Do đó, khuyến cáo không được chủ quan các triệu chứng bất thường mà cơ thể gặp phải. Cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.

Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.

Nguyên nhân ung thư tuyến nước bọt

Nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến nước bọt

Nguyên nhân chính xác gây ung thư tuyến nước bọt đến hiện tại các chuyên gia y tế vẫn chưa thực sự tìm ra. Tuy nhiên, dựa vào nghiên cứu từ những bệnh nhân bị căn bệnh này, các nhà nghiên cứu nhận thấy bệnh lý này xảy ra khi các tế bào tuyến nước bọt có đột biến AND. Các tế bào đột biến phân tách và tạo ra nhiều tế bào ác tính, đồng thời các tế bào ADN gốc lại bị tiêu biến dần, tình trạng này tiếp diễn tới khi nhóm tế bào bị đột biến tích tụ tạo thành các khối u.

Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư tuyến nước bọt

Phát hiện khối u tại tuyến nước bọt có nguy hiểm không?

Phát hiện thấy khối u tại tuyến nước bọt có thể nguy hiểm hoặc không, tùy thuộc vào việc khối u là lành tính hay ác tính. Khối u tuyến nước bọt lành tính thường phát triển chậm, ít nguy hiểm, trong khi khối u ác tính có thể lan rộng và cần phải điều trị sớm.

Ung thư tuyến nước bọt có gặp ở người trẻ không?

Dấu hiệu của ung thư tuyến nước bọt là gì?

Tuyến nước bọt nằm ở vị trí nào?

Hút thuốc lá có gây ung thư tuyến nước bọt không?

Hỏi đáp (0 bình luận)