Sức khỏe suy giảm, những vết thương chưa lành và nhiệm vụ nuôi con bằng sữa mẹ cao cả buộc sản phụ phải “khó tính” trong vấn đề ăn uống. Việc lựa chọn các thực phẩm phù hợp là cần thiết để tốt cho sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Các nghiên cứu cho thấy, ăn khoai lang tốt hơn khoai tây. Nhưng liệu ở cữ có được ăn khoai lang không? Trong bài viết này, Long Châu sẽ cùng bạn làm rõ.
Các vấn đề thường gặp ở sản phụ khi ở cữ
Ở cữ là gì? Ở cữ sau sinh là thời điểm sau sinh khoảng 4 - 8 tuần. Trong thời gian này, sức khỏe của sản phụ còn yếu ớt nên họ cần được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và chăm sóc bằng chế độ sinh dưỡng đặc biệt. Và cũng trong thời gian này, người mẹ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe như:
Táo bón và bệnh trĩ
Táo bón và bệnh trĩ sau sinh là tình trạng thường gặp ở hầu hết sản phụ. Nguyên nhân gây táo bón và bệnh trĩ sau sinh có thể do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, do ít vận động, do uống các loại thuốc bổ, do ảnh hưởng của cuộc sinh nở... Táo bón và bệnh trĩ có thể gây đau đớn, bất tiện trong cuộc sống thậm chí sản phụ có thể phải phẫu thuật cắt trĩ.
Táo bón và trĩ rất thường gặp ở phụ nữ sau sinh
Thiếu sữa, sữa nghèo dinh dưỡng
Ai cũng biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Nhưng không phải người mẹ nào cũng dồi dào sữa ngay từ những ngày đầu sau sinh. Thậm chí, nếu cơ thể mẹ thiếu chất, nguồn sữa mẹ cũng sẽ nghèo dinh dưỡng, khiến trẻ chậm lớn.
Vết thương trên cơ thể gây đau đớn
Có nghiên cứu đã cho rằng, cảm giác đau đớn người mẹ phải trải qua khi sinh con tương đương với việc bị gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc. Không chỉ có cảm giác đau đớn khi sinh, sau sinh, người mẹ tiếp tục phải chịu đựng cảm giác này ở những vết khâu tầng sinh môn, vết thương trong tử cung và vết mổ.
Tăng cân hoặc thừa cân sau sinh
Sau quá trình mang thai với một chế độ dinh dưỡng đặc biệt, người mẹ nào cũng bị tăng cân. Thậm chí nhiều mẹ còn bị thừa cân trong quá trình ở cữ vì tiếp tục phải tẩm bổ để hồi phục sức khỏe và có sữa cho con bú. Vì vậy, các chị em đều tha thiết muốn khôi phục vóc dáng sau sinh.
Thiếu máu sau sinh
Thiếu máu, giảm khí huyết sau sinh là điều không thể tránh khỏi. Dù sinh thường hay sinh mổ, sản phụ cũng sẽ bị mất máu sau sinh. Những sản phụ khó sinh hoặc bị băng huyết khi sinh lại càng có nguy cơ thiếu máu nặng. Nếu không sớm khắc phục tình trạng này, cơ thể sản phụ sẽ dần bị suy nhược.
Sản phụ gặp nhiều vấn đề sức khỏe nên rất muốn biết ở cữ có được ăn khoai lang không
Căng thẳng, áp lực, mệt mỏi
Những sản phụ lần đầu làm mẹ không thể tránh khỏi những áp lực khi mang trên mình một vài trò mới, một trọng trách lớn lao. Những lúng túng trong chăm sóc em bé, những mệt mỏi do không được nghỉ ngơi đủ, những căng thẳng sau sinh... làm suy giảm chất lượng cuộc sống của mẹ.
Tiểu đường thai kỳ
Không ít sản phụ bị tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ sau sinh có hết không? Câu trả lời là có. Nhưng sau sinh nếu mẹ không áp dụng các biện pháp điều chỉnh đường huyết, tiểu đường thai kỳ có thể diễn tiến thành tiểu đường tuýp 2.
Ở cữ có được ăn khoai lang không?
Ở cữ có được ăn khoai lang không? Câu trả lời của các bác sĩ dinh dưỡng là hoàn toàn có thể. Khoai lang có thể giải quyết được tất cả các vấn đề sức khỏe thường gặp kể trên ở sản phụ sau sinh. Theo Đông y, khoai lang có vị ngọt, tính bình, giúp cường thận, ích khí... tốt cho sức khỏe của tất cả mọi người. Dân gian còn ví khoai lang như “nhân sâm của người nghèo”. Còn theo Y học hiện đại, khoai lang có nhiều lợi ích với sản phụ ở cữ như:
Hỗ trợ tiêu hóa, giảm táo bón, phòng ngừa bệnh trĩ
Khoai lang chứa hàm lượng chất xơ dồi dào có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu. Ăn khoai lang sẽ giúp sản phụ giảm táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ sau sinh.
Bổ sung năng lượng nhưng không gây tăng cân
Mẹ sau sinh, nhất là những chị em nuôi con bằng sữa mẹ có nhu cầu năng lượng cao hơn bình thường. Mỗi ngày cho con bú đầy đủ, cơ thể mẹ sẽ đốt cháy khoảng 500 - 850 calo. Khoai lang giúp bổ sung năng lượng nhưng không gây tăng cân. Ngược lại, chất xơ trong khoai lang tạo cảm giác no lâu, hạn chế cơn thèm ăn vặt nên giúp mẹ sau sinh giảm cân hiệu quả.
Khoai lang tốt cho cả sức khỏe và vóc dáng mẹ sau sinh
Cải thiện chất lượng nguồn sữa mẹ
Mẹ sau sinh rất nên tìm hiểu ở cữ có được ăn khoai lang không vì trong thực phẩm này chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp tăng tiết sữa, tăng chất lượng nguồn sữa mẹ. Chất beta - carotene trong khoai lang giúp trẻ sơ sinh có làn da khỏe, ít mắc các bệnh về da.
Khả năng kháng viêm, giúp vết thương nhanh phục hồi
Khoai lang giàu chất chống oxy hóa và khả năng kháng viêm. Ăn khoai lang sẽ giúp các vết thương trên cơ thể sản phụ nhanh lành, hạn chế nhiễm trùng hay viêm nhiễm.
Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt
Khoai lang chứa sắt nên cũng góp phần giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ sau sinh. Tuần hoàn máu được cải thiện cũng giúp mẹ sau sinh nhanh phục hồi sức khỏe và tăng sức đề kháng cơ thể.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện tâm trạng
Hàm lượng magie phong phú trong khoai lang có thể giảm căng thẳng, khắc phục chứng mất ngủ. Nhờ đó có thể giảm nguy cơ lo âu và trầm cảm sau sinh.
Kiểm soát đường huyết
Hoạt chất flavonoid trong khoai lang có thể giảm đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường, giảm kháng insulin. Vì vậy, chị em bị tiểu đường thai kỳ có thể yên tâm sử dụng.
Sản phụ ở cữ ăn khoai lang thế nào tốt nhất?
Ở cữ nên ăn khoai lang thế nào?
Ở cữ có được ăn khoai lang không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Với những sản phụ ở cữ, ăn khoai lang đúng cách cần đảm bảo các nguyên tắc:
- Sản phụ không nên ăn khoai lang quá nhiều, không nên thay thế các thực phẩm khác để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. Ăn nhiều khoai lang có thể gây nóng ruột, đầy bụng.
- Khoai lang mọc mầm không chứa độc tố như khoai tây nhưng không còn nhiều giá trị dinh dưỡng. Vì vậy sản phụ cũng không nên ăn.
- Có nhiều cách chế biến khoai lang, nhưng cách tốt nhất cho sản phụ sau sinh là khoai lang hấp.
- Chị em không nên ăn khoai lang vào buổi tối để tránh đầy bụng, trào ngược acid dạ dày.
Ở cữ có được ăn khoai lang không? Đến đây các mẹ đã có câu trả lời cho riêng mình rồi chứ. Khoai lang ngon, bổ lại dễ mua và giá rẻ nên các mẹ sau sinh cứ yên tâm thưởng thức nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp