Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

pH máu bình thường là bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng đến pH máu

Ngày 31/05/2024
Kích thước chữ

Độ pH là thang đo quan trọng nhằm xác định độ axit hoặc bazơ của các chất. Đây chính là lý do vì sao nhiều người không khỏi thắc mắc pH máu bình thường là bao nhiêu. Thắc mắc đó sẽ được giải đáp ngay sau đây trong bài viết này của Nhà thuốc Long Châu.

Cơ thể con người chỉ có thể hoạt động bình thường khi độ pH của máu và các loại dịch được kiểm soát một cách chặt chẽ. Việc duy trì độ pH cân bằng là điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu độ pH máu bình thường là bao nhiêu nhé!

Độ pH máu bình thường là bao nhiêu?

Thông thường, thang pH sẽ nằm trong khoảng từ 0 - 14. Bên cạnh đó, các dung dịch trung tính như nước lọc sẽ có pH nằm ở mức 7. Nếu độ pH nhỏ hơn 7 thì đây là các chất có tính axit. Ngược lại, khi độ pH lớn hơn 7, các chất này sẽ có tính bazơ.

Độ pH máu bình thường là bao nhiêu? Theo đó, pH bình thường của máu sẽ dao động từ 7,35 - 7,45. Điều này có nghĩa là máu của con người sẽ có tính bazơ nhẹ. Trong khi đó, dịch ở dạ dày sẽ có độ pH khoảng 3 - 5,5. Độ pH thấp cho phép con người dễ dàng tiêu hoá thức ăn, cũng như tiêu diệt các vi khuẩn trong dạ dày được dễ dàng hơn.

pH máu bình thường là bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng đến pH máu 1
pH máu bình thường là bao nhiêu là thắc mắc của nhiều người

Các yếu tố ảnh hưởng đến pH máu

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến cân bằng độ pH máu. Theo các bác sĩ, dưới đây là một số yếu tố tác động thường xuyên đến độ pH máu, khiến cho chỉ số này tăng hoặc giảm bất thường:

Cơ thể mất nước

Khi không được bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết, cơ thể con người sẽ bị mất nước tạm thời. Điều này dẫn đến mất các chất điện giải như: Muối, natri, kali,... Lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: Ra mồ hôi, nôn mửa, tiêu chảy,...

Đồng thời, việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc lợi tiểu cũng có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, làm tăng pH máu. Vì thế, việc cần thiết nhất phải làm ngay lập tức là uống nhiều nước và bù điện giải bằng các loại nước điện giải.

Mắc bệnh thận

Thận là cơ quan quan trọng, có vai trò duy trì được trạng thái cân bằng axit và bazơ. Do đó, nếu thận của bạn hoạt động kém, cơ thể sẽ ngay lập tức bị tăng độ pH máu. Điều này là do thận không thể loại bỏ các chất có tính kiềm ra khỏi nước tiểu. Chính vì lý do này mà các chất này, đặc biệt là bicarbonate, sẽ đi ngược trở lại máu.

Triệu chứng của nhiễm toan chuyển hoá do suy thận bao gồm: Mệt mỏi và suy nhược, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn và nôn mửa, đau đầu, tim đập nhanh, thở mạnh,... Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc để ổn định triệu chứng bệnh, hoặc lọc máu, cấy ghép thận trong trường hợp nặng.

pH máu bình thường là bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng đến pH máu 2
Người mắc bệnh thận rất dễ bị tăng pH máu 

Chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh

Độ pH máu bình thường là bao nhiêu đã được giải đáp. Chế độ ăn kiêng khắt khe, ăn quá ít có thể làm máu của bạn có tính axit hơn. Từ đó, gây hạ pH máu tạm thời. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm làm tăng nồng độ axit bên trong cơ thể, có thể kể đến là: Sữa bò, phô mai, sữa chua, thịt gia cầm, trứng, cá, thịt lợn, bột mì, cơm,...

Để cân bằng pH bên trong cơ thể, bạn cần ăn nhiều các thực phẩm có tính kiềm như: Rau tươi, trái cây,... Bên cạnh đó, đảm bảo các loại thực phẩm đã được làm sạch và chế biến kỹ càng.

Mắc bệnh tiểu đường

Nếu nghi ngờ bản thân mắc bệnh tiểu đường, bạn có thể kiểm tra tính axit của đường huyết. Nhiễm toan do tiểu đường thường xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ insulin, hoặc không sử dụng hiệu quả lượng insulin có sẵn.

Lúc này, cơ thể sẽ bắt đầu phá huỷ chất béo dự trữ để tạo năng lượng. Hiện tượng này tạo ra một chất thải là xeton, là nguyên nhân trực tiếp gây hạ pH máu. Nếu lượng đường huyết tăng trên 300mg/dl, tương đương với 16mmol/L, bệnh nhân cần được cấp cứu càng sớm càng tốt. Đặc biệt là khi đi kèm với các dấu hiệu bất thường như: Khát nhiều, thường xuyên đi tiểu, mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn hoặc nôn mửa, khó thở, hơi thở có mùi, đau bụng, mất ý thức,...

pH máu bình thường là bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng đến pH máu 3
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân trực tiếp gây hạ pH máu 

Mắc bệnh phổi mãn tính

Bệnh phổi mãn tính khiến cho lá phổi không đủ khả năng loại bỏ carbon dioxide một cách nhanh chóng. Từ đó, khiến cho độ pH máu giảm xuống, gọi là nhiễm toan hô hấp. Tình trạng này lại càng phổ biến ở những người từng trải qua phẫu thuật béo phì, lạm dụng thuốc ngủ hoặc thuốc giảm đau opioid.

Làm sao để ổn định độ pH máu bình thường?

Độ pH máu bình thường là bao nhiêu đã nói ở trên, cơ thể chỉ có thể hoạt động một cách bình thường khi độ pH trong máu được ổn định. Để cân bằng độ pH máu, bạn có thể áp dụng những phương pháp đơn giản như:

  • Ăn nhiều rau, củ, quả xanh như: Rau diếp cá, cải xoăn, củ cải, khoai môn, đậu lima, đậu lăng, dừa, chanh, bưởi, hạt kê, hạt dẻ, hạt hạnh nhân,...
  • Duy trì suy nghĩ tích cực, lạc quan.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
pH máu bình thường là bao nhiêu? Các yếu tố ảnh hưởng đến pH máu 4
Ăn nhiều rau củ quả giúp ổn định độ pH máu 

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã giải đáp được thắc mắc: “Độ pH máu bình thường là bao nhiêu?”. Hãy duy trì những thói quen lành mạnh để ổn định độ pH máu, cũng như nâng cao sức khỏe toàn diện nhé! 

Xem thêm: Xét nghiệm thời gian máu chảy: Vai trò và đối tượng cần thực hiện

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Huyết học