Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Phác đồ điều trị viêm gan B Bộ Y tế ban hành

Ngày 07/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Một trong những nguyên nhân gây nên xơ gan và ung thư gan chính là nhiễm virus viêm gan siêu vi B mạn tính, vì vậy việc điều trị và theo dõi là rất quan trọng. Vậy điều trị viêm gan B Bộ Y tế ban hành hướng dẫn như thế nào?

Việt Nam là nơi có tỉ lệ người mắc viêm gan B trong cộng đồng là khá cao, đồng nghĩa với nguy cơ lây nhiễm cũng đáng kể. Việc điều trị viêm gan B được thay đổi và cập nhật liên tục theo phác đồ mới nhằm đẩy lùi bệnh viêm gan B ra khỏi cộng đồng. Bài viết sau sẽ cung cấp đến bạn phác đồ điều trị viêm gan B Bộ Y tế.

Chẩn đoán viêm gan B cấp và mạn tính

Khi virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể người trong một thời gian ngắn dưới 6 tháng được xem là viêm gan B cấp tính và trường hợp này có thể điều trị dứt điểm hoặc tự khỏi. Khi mắc viêm gan siêu vi B cấp, bệnh nhân có thể tiến triển thành một trong các tình huống sau:

  • Viêm gan tối cấp: Khi nhiều tế bào gan bị tổn thương nặng nề và bệnh tiến triển thành suy gan cấp. Mặc dù chỉ xuất hiện ở tỉ lệ rất nhỏ nhưng tử vong lên tới 80%, nếu bệnh nhân hồi phục được thường sẽ không để lại di chứng.
  • Phần lớn bệnh nhân sẽ hồi phục và có đáp ứng miễn dịch: Virus viêm gan B sẽ bị loại bỏ sau vài tháng và cơ thể có được đáp ứng miễn dịch suốt đời.
  • Bệnh tiến triển thành viêm gan B mạn tính: Thường gặp ở cơ địa bệnh nhân rối loạn miễn dịch tạm thời (đang dùng thuốc ức chế miễn dịch), có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch mắc phải. Virus viêm gan B không bị loại khỏi cơ thể dẫn tới mắc viêm gan B mạn suốt đời. Mặc dù hiện nay đã có các thuốc kháng virus có thể điều trị viêm gan B mạn, bệnh nhân vẫn cần được theo dõi và sàng lọc ung thư gan định kỳ nhằm phát hiện sớm các tổn thương ở gan.
Phác đồ điều trị viêm gan B bộ y tế ban hành 1
Viêm gan B gây nên nhiều nguy cơ sức khỏe

Viêm gan B mạn tính được chẩn đoán khi có bằng chứng virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể người trên 6 tháng (HBsAg và hoặc HBV DNA dương tính ≥ 6 tháng, hoặc HBsAg dương tính và anti-HBc IgM âm tính). Cần phải xác định chính xác bệnh nhân đã diễn tiến tới xơ gan hay chưa để điều trị trong giai đoạn này.

Điều trị viêm gan B mạn tính

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm gan B Bộ Y tế năm 2019, mỗi đối tượng viêm gan B cấp hay mạn sẽ có cách tiếp cận điều trị khác nhau.

Mục tiêu điều trị

Điều trị bệnh nhân viêm gan B mạn nhằm đạt được các mục tiêu sau:

  • Ức chế lâu dài sự sao chép của virus HBV.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, ngăn ngừa diễn tiến thành xơ gan, xơ gan mất bù, bệnh gan giai đoạn cuối và HCC.
  • Dự phòng lây truyền HBV cho cộng đồng và bao gồm dự phòng lây truyền mẹ con.
  • Dự phòng đợt bùng phát VGB mạn trên chính bệnh nhân.

Tiếp cận điều trị

Hiện tại, thuốc được chọn lựa đầu tiên là các thuốc uống Nucleotide analogues (Nas): Tenofovir (TDF, TAF), Entecavir (ETV) do dễ dung nạp, hoạt tính kháng virus cao và ít nguy cơ đề kháng thuốc. Tránh đơn trị liệu với lamivudine, adefovir do nguy cơ kháng thuốc cao khi sử dụng kéo dài và hoạt tính kháng virus thấp (adefovir). TAF thường được ưu tiên hơn TDF, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi hoặc có yếu tố nguy cơ loãng xương, bệnh thận.

Phác đồ điều trị viêm gan B bộ y tế ban hành 2
Điều trị viêm gan B Bộ Y tế chia thành giai đoạn cấp và mạn

Điều trị viêm gan B Bộ Y tế giai đoạn cấp tính

Hầu hết các bệnh nhân bị viêm gan B cấp đều sẽ tự hồi phục mà không cần điều trị bằng thuốc. Mục tiêu chính là điều trị nâng đỡ và theo dõi bệnh nhân.

Điều trị nâng đỡ

Bệnh nhân mắc viêm gan B cấp cần phải:

  • Nghỉ ngơi, hoạt động sinh hoạt cá nhân bình thường. Tránh thức khuya, tránh hoạt động thể lực nặng đến khi chỉ số ALT trở về bình thường hay hết vàng da.
  • Ăn chế độ ăn ít chất béo và nhiều bột đường. Khẩu phần nên phân bố nhiều hơn vào buổi sáng do tình trạng chán ăn và mệt mỏi nhiều hơn về buổi chiều. Trở lại chế độ ăn nhiều chất đạm khi bắt đầu thèm ăn. Không cần bổ sung vitamin, các amino axit và chất dinh dưỡng tan trong chất béo.
  • Không uống rượu, bia. Không dùng thuốc chuyển hóa ở gan hay gây nhiễm độc cho gan. Không dùng thảo dược có thành phần và nguồn gốc không được xác định.

Theo dõi bệnh nhân

Theo dõi cho đến khi lâm sàng bệnh nhân có tổng trạng khỏe lại, cải thiện vàng da, tiểu giảm vàng hơn trước, ăn khá hơn, thèm ăn.

Các xét nghiệm cần thực hiện bao gồm:

  • AST, ALT, bilirubin mỗi 1-2 tuần.
  • Albumin, thời gian Prothrombin, NH3 máu, mỗi 1-2 tuần sau nếu bilirubin tăng cao.

Bệnh nhân cần nhập viện khi mệt mỏi nhiều, nôn nhiều, ăn kém, vàng da nặng, ALT hay bilirubin tăng nhiều (>5 lần), diễn biến kéo dài hoặc bất thường (bệnh 2 pha), có dấu hiệu xuất huyết, rối loạn đông máu,…

Điều trị đặc hiệu

Không có chỉ định điều trị đặc hiệu viêm gan siêu vi cấp ở cơ địa bình thường. Bệnh nhân người lớn viêm gan siêu vi B cấp nặng có suy gan cấp có thể dùng Tenofovir 300 mg/ngày hay Entecavir 0,5 mg/ngày trong 6 tháng hay đến khi mất HBsAg.

Bệnh nhân có thể xuất viện khi ăn uống khá, chỉ số AST, ALT <2 ULN. Thời gian prothrombin bình thường, bilirubin đang cải thiện nhanh và vàng da còn nhẹ (<50 umol/L).

Sau xuất viện, cần tái khám định kỳ để theo dõi AST, ALT mỗi 2 tuần và sau đó mỗi 1-3 tháng nếu AST và ALT trở về bình thường. HBsAg và anti-HBs 3-6 tháng sau hồi phục để xác nhận khỏi bệnh hoàn toàn (mất HBsAg, có anti-HBs).

Phác đồ điều trị viêm gan B bộ y tế ban hành 3
Điều trị viêm gan B cấp có thể cần sử dụng thuốc kháng virus

Các bác sĩ sẽ dựa trên phác đồ điều trị viêm gan B Bộ Y tế và điều kiện thuốc cũng như cơ sở vật chất tại các địa phương để linh động điều trị cho bệnh nhân. Viêm gan B có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan vì vậy mọi người nên chủ động phòng ngừa viêm gan B bằng tiêm chủng và đến khám tại các cơ sở y tế sớm nếu nghi ngờ có triệu chứng bất thường về gan.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm