Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Quả vông phổ biến ở nhiều vùng và thường gây nhầm lẫn, dẫn đến việc nhiều người ăn phải và bị ngộ độc, nhất là trẻ em. Vậy các triệu chứng khi ngộ độc quả vông là gì? Mời bạn tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới đây nhé.
Hàng năm, số lượng ca ngộ độc quả vông ở nước ta gia tăng đáng kể, đặc biệt là ở trẻ em trong độ tuổi đi học. Do đó, việc phân biệt các loại cây vông đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế nguy cơ bị ngộ độc từ quả vông.
Vông vang, còn gọi là bông vang, có tên khoa học là Hibiscus abelmoschus L., thuộc họ Bông (Malvaceae).
Đặc điểm:
Phân bố: Cây vông vang mọc hoang ở nhiều nơi như ruộng, vùng mới khai phá, đồng cỏ.
Ứng dụng:
Cây vông nem, còn được biết đến với các tên gọi khác như hải đồng bì và thích đồng bì, có tên khoa học là Erythrina orientalis (L) Murr., thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae).
Đặc điểm:
Phân bố: Cây vông nem thường mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi nước ta nhằm mục đích làm hàng rào, cung cấp lá làm thức ăn cho gia súc, hoặc sử dụng làm cây cảnh.
Ứng dụng:
Vông vang và vông nem là hai loại cây không có độc, nhưng dễ bị nhầm lẫn bởi ngoại hình thân gỗ cao từ 10 - 20m, lá gần giống nên gây ra tình trạng ăn phải cây có độc.
Cây vông đồng, còn được biết đến với tên gọi khác là bã đậu tây, có tên khoa học là Hura crepitans.
Đặc điểm:
Phân bố, ứng dụng:
Cây ba đậu tây ban đầu xuất phát từ các nước nhiệt đới ở châu Mỹ, nhưng hiện nay đã trở thành một loại cây phổ biến được trồng ở hầu hết các vùng nhiệt đới để tạo bóng mát ven đường hoặc làm cây che bóng cho các loại cây trồng chính như ca cao hoặc va ni.
Người ta thường dùng hạt để áp dầu và nhựa mủ dùng làm thuốc. Ngoài ra, gỗ của cây vông đồng cũng có thể được dùng để sản xuất đồ gia dụng, thùng hộp, và ván ép.
Nhựa của cây vông đồng chứa chất độc, có khả năng diệt trừ sâu bọ, đặc biệt là chất crepitin, có độc tính rất cao. Nếu tiếp xúc với da, có thể gây rộp da, và khi bắn vào mắt có thể gây sưng đỏ mắt và thậm chí dẫn đến mù lòa.
Hạt của loài cây bã đậu Hura crepitans chứa các chất độc như toxalbumin và curcine. Theo các nghiên cứu, chỉ cần tám giọt dầu bã đậu đã được cảnh báo có thể gây nôn mửa, tiếp theo là tiêu chảy.
Quả của cây vông đồng có hương vị ngọt bùi, tương tự như hạt mít luộc. Tuy nhiên, sau khi ăn có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc quả vông.
Các triệu chứng của ngộ độc quả vông bao gồm đau bụng, buồn nôn, nôn nhiều và tiêu chảy. Đây cũng được xem là những dấu hiệu thường gặp của ngộ độc thực phẩm.
Khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc phòng khám để cấp cứu, các bác sĩ thường áp dụng các biện pháp sau:
Các chuyên gia y tế cũng đề xuất, thầy cô giáo và gia đình cần tăng cường tuyên truyền cho học sinh và trẻ em về các loại cây gây ngộ độc không nên ăn. Đồng thời, tại những nơi có trẻ nhỏ tham gia vui chơi, nên tránh trồng các loại cây có nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ như cây vông đồng, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm các bác sĩ khuyên người dân, đặc biệt là trẻ em, tuyệt đối không nên ăn các loại rau, củ, quả lạ mọc tự nhiên mà không biết nguồn gốc xuất xứ, trong đó có quả vông. Mong rằng, những chia sẻ trong bài viết này đã góp phần giúp bạn hạn chế nguy cơ bị ngộ độc quả vông ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...