Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phản xạ cushing là một phản ứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương với tình trạng tăng áp lực nội sọ cấp tính, dẫn đến giãn mạch, giảm nhịp tim và nhịp thở không đều. Phản xạ cushing ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phản xạ cushing, các dấu hiệu và các lưu ý khi bị bệnh. Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về phản xạ cushing, cũng như các lưu ý hay các biện pháp khắc phục phản xạ cushing, hãy cùng xem bài dưới đây nhé.
Phản xạ cushing (hay còn gọi là phản ứng thuốc vận mạch, phản ứng cushing) là một phản ứng sinh lý của hệ thần kinh đối với tình trạng tăng áp lực nội sọ cấp tính, gây ra giãn mạch, nhịp tim chậm và nhịp thở không đều. Trong giai đoạn đầu tiên của phản xạ Cushing, huyết áp và nhịp tim tăng lên để đáp ứng với sự kích hoạt hệ giao cảm nhằm khắc phục tình trạng tăng áp lực nội sọ.
Phản xạ Cushing bao gồm ba dấu hiệu chính:
Áp lực nội sọ và lưu lượng máu não được xác định bởi lượng máu và dịch não tủy trong hộp sọ, kết hợp với lực tác động của não vào bên trong hộp sọ. Khi cần thiết các cơ chế điều hòa cho phép sự di chuyển dịch não tủy giữa não và khoang dưới nhện, cũng như sự co giãn của các tiểu động mạch để duy trì áp lực nội sọ trong phạm vi bình thường (5 - 15 mmHg). Mặc dù các hoạt động hàng ngày như thở, ho, nâng vật nặng có thể gây ra áp lực thoáng qua, nhưng các cơ chế tự điều chỉnh có thể giúp đáp ứng với những thay đổi và duy trì áp lực nội sọ trong phạm vi bình thường.
Sự gia tăng áp lực nội sọ thường xảy ra do sự hiện diện của các tổn thương chiếm chỗ như xuất huyết nội sọ, tụ máu hoặc áp xe. Tuy nhiên, việc tăng áp lực nội sọ có thể do phù não gây ra như chấn thương đầu, bệnh não do thiếu oxy hoặc thiếu máu cục bộ, hay phù nề sau phẫu thuật.
Phản xạ Cushing là một phản xạ cân bằng nội môi của cơ thể trong việc điều trị các mô não bị thiếu máu, có vai trong quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi các bệnh liên quan đến việc tăng cortisol trong cơ thể. Một số ý nghĩa lâm sàng của phản xạ Cushing bao gồm:
Phản xạ Cushing không có thời gian kéo dài cố định và không tự biến mất một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, phản xạ Cushing xuất hiện như một dấu hiệu của sự tăng áp lực não bộ và sự suy giảm tuần hoàn não. Khi áp lực não bộ giảm, phản xạ Cushing có thể giảm đi hoặc biến mất.
Tuy nhiên, phản xạ Cushing có thể là một dấu hiệu của tình trạng gây nguy hiểm tính mạng như chấn thương sọ não, khối u não, chảy máu não hay các vấn đề khác liên quan đến hệ thần kinh trung ương.
Do đó thời gian xuất hiện hay biến mất của phản xạ Cushing phụ thuộc vào nguyên nhân và quá trình điều trị.
Phản xạ Cushing là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi tăng áp lực não bộ hay suy tuần hoàn não. Để giảm phản xạ Cushing, cần phải điều trị nguyên nhân của hội chứng này. Một số phương pháp được sử dụng để giảm phản xạ Cushing như:
Ngoài ra, một số biện pháp được sử dụng để thực hiện tại nhà để khắc phục tình trạng của hội chứng Cushing như:
Phản xạ Cushing là một bệnh lý nguy hiểm và đe dọa đến hệ thống thần kinh trung ương, do đó cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cần phải liên hệ ngay bác sĩ nếu gặp một trong các tình trạng sau đây:
Phản xạ Cushing là một dấu hiệu quan trọng của áp lực não bộ và suy giảm tuần hoàn não. Đây là một phản xạ đòi hỏi được chẩn đoán và điều trị kịp thời để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Hy vọng bài viết trên đây của nhà thuốc Long Châu sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về phản xạ Cushing và các cách khắc phục hiệu quả.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.