Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hẹp ống sống là tình trạng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, phổ biến nhất là ở nữ giới trên 50 tuổi. Một trong các phương pháp điều trị là phẫu thuật hẹp ống sống. Vậy khi nào cần thực hiện phẫu thuật? Bệnh có nguy hiểm không? Nhà thuốc Long Châu sẽ gửi đến bạn đầy đủ thông tin về hẹp ống sống trong bài viết này.
Bệnh hẹp ống sống có thể gây yếu vụng tay chân, tê bì, tác động đến khả năng thăng bằng. Trong một số trường hợp, dây thần kinh của bệnh nhân sẽ bị chèn ép nghiêm trọng dẫn đến mất kiểm soát ruột và bàng quang gây rối loạn tiểu tiện, tê liệt… Phẫu thuật hẹp ống sống sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện tùy thuộc vào tình trạng diễn tiến của bệnh. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về căn bệnh hẹp ống sống và thời điểm cần phẫu thuật.
Phần cột sống nâng đỡ cơ thể con người có cấu tạo gồm nhiều đốt sống, đan xen vào đó là các đĩa đệm giảm sốc. Trên mỗi đốt sống là một lỗ sống để tủy sống và các rễ thần kinh đi qua. Các đốt sống xếp chồng lên nhau, các lỗ sống sẽ tạo thành những khoang rỗng xuyên suốt từ cột sống, chúng được gọi là ống sống.
Tình trạng các khoang rỗng bị thu hẹp lại, tạo áp lực lên dây thần kinh và tủy sống được gọi là hẹp ống sống. Các đối tượng trên 50 tuổi thường gặp phải tình trạng này với nhiều triệu chứng khác nhau như tê vai, mỏi cổ, đau lưng, đau từ vùng hông xuống hai chân, rối loạn cơ tròn, bí tiểu, liệt nửa người, liệt hoàn toàn hoặc liệt tứ chi…
Bệnh hẹp ống sống có diễn tiến chậm, kéo dài từ vài năm, thậm chí là hàng chục năm. Tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa sang những người có độ tuổi thấp hơn.
Có nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh hẹp ống sống bao gồm:
Khi bị hẹp ống sống, bệnh nhân phải trải qua từng cơn đau nhức âm ỉ với tần suất diễn ra thường xuyên. Các cơn đau này đôi khi dữ dội gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và tinh thần người bệnh.
Tùy thuộc vào vị trí mắc bệnh mà bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Vùng cổ và vùng thắt lưng là vị trí thường bị hẹp ống sống với các biểu hiện bao gồm:
Hẹp ống sống vùng cổ: Nhức mỏi vai gáy, yếu và tê ở một bên hoặc cùng lúc hai bên tay, có vấn đề về khả năng cân bằng. Tình trạng này tiến triển nặng có thể gây liệt tứ chi.
Hẹp ống sống thắt lưng: Chiếm đến 75% các ca bị hẹp ống sống. Cột sống vùng thắt lưng nằm giữa xương chậu và xương sườn, có tất cả 5 đốt sống thắt lưng. Đây là vùng chứa nhiều dây thần kinh tọa nên khị hẹp ống sống sẽ chèn ép vào các dây thần kinh này. Khi đó, người bệnh sẽ:
Hẹp ống sống gây đau thần kinh tọa
Các cơn đau do bệnh hẹp ống sống gây ra thường đến tức thì. Nhìn chung, chúng thường tiến triển trong thời gian ngắn và kéo dài gây nên các cơn đau mãn tính.
Bệnh hẹp ống sống do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm sẽ dẫn đến những thương tổn đáng kể trên thần kinh và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân giai đoạn nặng có thể bị liệt cơ, teo cơ. Tình trạng hẹp ống sống thắt lưng có thể gây mất khả năng vận động của hai chân, chức năng đi lại của người bệnh bị đe dọa. Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh bị biến chứng rối loạn cơ vòng, gây tiểu tiện không kiểm soát.
Hẹp ống sống nói chung và hẹp ống sống thắt lưng là bệnh lý thường gặp với triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra các triệu chứng, vị trí mắc bệnh mà bác sĩ sẽ có những phương hướng điều trị thích hợp.
Việc điều trị nội khoa như dùng thuốc giảm đau và kháng viêm, tiêm ngoài màng cứng, xoa bóp, châm cứu, dùng thuốc an thần nhẹ và các vitamin nhóm B liều cao sẽ được chỉ định nhằm mục tiêu cải thiện triệu chứng, phục hồi chức năng vận động. Các phương pháp trị liệu được duy trì từ 4 đến 6 tuần để giảm đau hiệu quả.
Nếu người bệnh không đáp ứng các phương pháp điều trị bảo tồn như vật lý trị liệu, dùng thuốc, kéo giãn cột sống… thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hẹp ống sống. Bệnh nhân được cân nhắc thực hiện phẫu thuật nếu:
Khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang đến hiệu quả, không làm cải thiện triệu chứng ngay cả khi đã kết hợp với các phương pháp điều trị bảo tồn như uống thuốc, vật lý trị liệu, kéo giãn cột sống thì bác sĩ sẽ cho người bệnh tiến hành phẫu thuật với các phương pháp phổ biến bao gồm:
Hẹp ống sống là một trong các bệnh lý thường gặp ở tuổi trung niên và bạn không thể ngăn ngừa hoàn toàn. Mong rằng những chia sẻ trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về giải pháp phẫu thuật hẹp ống sống. Sau khi phẫu thuật, bạn hãy tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ, bổ sung dinh dưỡng để sức khỏe nhanh hồi phục.
Xem thêm:
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Vinmec.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.