Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Hẹp ống sống có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 18/03/2023
Kích thước chữ

Bệnh hẹp ống sống được đánh giá là một trọng những bệnh khá phổ biến ngày ngay. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thông thường hay gặp ở đối tượng nữ giới trên 50 tuổi. Bệnh gây ra các biến chứng về thần kinh và vận động - cảm giác. Vậy hẹp ống sống có nguy hiểm không?

Rất nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh lý này trở nên vô cùng lo lắng và sợ hãi không biết bệnh có nguy hiểm, các di chứng để lại có lâu dài và là những di chứng chứng gì. Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu hẹp ống sống có nguy hiểm không trong bài viết dưới đây nhé!

Hẹp ống sống là gì?

Trước tiên, ta cùng tìm hiểu sơ qua về cấu tạo của xương cột sống nhé! Xương cột sống ở người gồm 33 - 35 đốt sống, được xếp chồng lên nhau và được chia làm 4 đoạn là đoạn cổ, đoạn ngực, đoạn thắt lưng và đoạn cùng - cụt. Trong đó, đốt sống thắt lưng cấu tạo bởi 5 đốt, hình dạng cong lồi ra trước.

Cột sống có chức năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể, chức năng bảo vệ tủy sống. Cột sống cùng với xương sườn góp phần tạo nên khung xương cơ thể giúp bảo vệ các tạng trong lồng ngực và tạng ổ bụng.

Hẹp ống sống hay còn gọi là hẹp đốt sống là tình trạng chèn ép hay thu hẹp diện tích bên trong ống sống từ đó chèn ép lên tủy sống và các rễ thần kinh đi qua cột sống. Ống sống là một khoảng trống được tạo bởi các đốt sống xếp chồng lên nhau, chức năng bảo vệ tủy sống và các rễ thần kinh.

Hẹp ống sống có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 1Có sự khác biệt khá rõ ràng trên hình ảnh ống sống bình thường và hình ảnh hẹp ống sống

Hẹp ống sống thường gặp ở những người cao tuổi, thường độ tuổi từ 50 - 60 trở lên và có liên quan đến tình trạng thoái hóa xương. Tuy nhiên, người trẻ tuổi cũng có thể gặp tình trạng này, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có khi liên quan đến quá trình phát triển.

Bệnh lý hẹp ống sống thường diễn biến chậm, qua nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ. Hẹp ống sống có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cột sống, nhưng thường hay gặp ở đoạn cột sống thắt lưng và đoạn cổ gây các biểu hiện của chèn ép rễ thần kinh như đau dây thần kinh tọa, biểu hiện đau vùng bị chèn ép như vùng thắt lưng và vùng cổ, đôi khi người bệnh cũng có thể không gặp bất kỳ dấu hiệu nào cho đến khi có biến chứng nặng hơn.

Nguyên nhân gây hẹp ống sống

Hẹp ống sống gây chèn ép các rễ thần kinh gây ra các biến chứng lên thần kinh. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng hẹp ống sống. Ta có thể chia ra thành các nhóm như sau:

Nguyên nhân do bẩm sinh

Trẻ ngay từ khi sinh ra đã có diện tích ống sống nhỏ hơn so với bình thường, so với trẻ cùng lứa tuổi, do đó khi lớn lên trẻ có nguy cơ trở thành hẹp ống sống thực sự cao hơn so với người khác. Ngoài ra, những trẻ có dị tật gù vẹo cột sống bẩm sinh thì tỉ lệ bị hẹp ống sống cũng cao hơn so với những trẻ khác.

Nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý có thể gây hẹp ống sống đó là:

  • Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống gây ra tình trạng mất lớp sụn khớp bảo vệ, từ đó khiến cho các phần xương sẽ dễ dàng cọ sát vào nhau. Cơ thể phản ứng lại bằng cách tạo xương mới, qua việc hình thành các gai xương. Các gai xương phát triển quá mức sẽ gây chèn vào ống sống gây hẹp ống sống.
  • Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm là phần nằm giữa các xương sống, có chức năng giúp cơ thể vận động trở nên linh hoạt, giảm các chấn động, và có vai trò chịu lực. Người lớn tuổi, đĩa đệm dễ bị xơ hóa, hoặc mất nước gây nên tình trạng đĩa đệm bị phồng hoặc thoát vị chèn ép lên ống sống hoặc dây, rễ thần kinh.
  • Dày dây chằng: Dây chằng vì một lý do nào đó như bị viêm nhiễm khiến dây chằng trở nên dày, tăng kích thước gây hẹp ống sống.
  • Chấn thương cột sống: Khi bị chấn thương thì cơ thể sẽ sinh ra phản ứng viêm làm thu hẹp không gian trong ống sống gây ra hẹp.
  • Khối u tủy sống: Các khối u phát triển trong tủy sống sẽ lớn dần và tăng kích thước gây chèn ép làm hẹp ống sống, chèn vào các rễ thần kinh.
  • Ngoài ra, bệnh Paget xương gây ra sự phát triển quá mức của các xương cũng là nguyên nhân gây hẹp ống sống.
Hẹp ống sống có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 2Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân gây nên hẹp ống sống

Hẹp ống sống có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào vị trí hẹp, tình trạng người bệnh, vị trí dây rễ thần kinh bị chèn ép mà bệnh nhân có những biểu hiện triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, cũng có thể không có biểu hiện triệu chứng nào và khi xuất hiện triệu chứng là khi bệnh đang tiến triển và có biến chứng nặng dần. Triệu chứng của hẹp ống sống cụ thể như sau:

Triệu chứng của hẹp ống sống đoạn thắt lưng

Một số triệu chứng điển hình của hẹp ống sống đoạn thắt lưng như sau:

  • Đau vùng cột sống lưng: Bệnh nhân đau âm ỉ, hoặc đau cảm giác nóng rát như điện giật. Cơn đau có thể diễn ra nhanh và kết thúc sớm.
  • Đau dây thần kinh tọa: Đây là biểu hiện của chèn ép rễ, đau lan dọc từ mông xuống đến chân và bàn chân.
  • Rối loạn cảm giác: Cảm giác tê bì, hoặc ngứa rát, mất cảm giác vùng mông, đùi và bàn chân.
  • Yếu hoặc liệt chân hoặc bàn chân.
  • Bệnh nhân biểu hiện đau tăng khi đi lại hoặc khi đứng lâu, giảm đau khi nghiêng người, đi lên dốc hoặc khi ngồi.
  • Rối loạn tiểu tiện: Đây là biểu hiện khi chèn ép vùng thắt lưng cùng.

Triệu chứng của hẹp ống sống đoạn cổ

Hẹp ống sống cổ sẽ có những triệu chứng sau:

  • Đau vùng cổ.
  • Rối loạn cảm giác vùng cổ: Tê bì, mất cảm giác vùng cánh tay, bàn tay hoặc chân và bàn chân.
  • Rối loạn vận động: Yếu hoặc liệt vận động tứ chi.
  • Rối loạn thăng bằng.

Tóm lại, khi bị hẹp ống sống tùy từng mức độ mà người bệnh có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì sẽ gây nên những biểu hiện nặng nề và những di chứng thần kinh khó hồi phục như:

  • Tê bì.
  • Yếu liệt các chi.
  • Rối loạn thăng bằng.
  • Rối loạn cơ vòng: Đại tiểu tiện không tự chủ.
  • Bại liệt.
Hẹp ống sống có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 3Hẹp ống sống có nguy hiểm không? Bệnh gây ra những biểu hiện về rối loạn thần kinh và vận động

Điều trị hẹp ống sống như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân.

Phẫu thuật

Ưu điểm của phẫu thuật đó chính là giúp bảo vệ nguyên vẹn cấu trúc xương, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, các triệu chứng như tê bì, rối loạn cảm giác sẽ được cải thiện.

Điều trị không phẫu thuật

Bên cạnh phương pháp phẫu thuật thì hẹp ống sống còn được điều trị nội khoa, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị này. Một số cách phải kể đến đó là:

  • Dùng thuốc: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) tác dụng giảm đau, chống viêm do hẹp ống sống.
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện chức năng vận động, cải thiện sức mạnh, sự linh hoạt và hoạt động ổn định của cột sống.
  • Tiêm corticoid: Có tác dụng giảm viêm, giảm đau, hạn chế kích ứng.

Các biện pháp hỗ trợ

Các biện pháp hỗ trợ giúp bệnh nhân nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh, bạn có thể tham khảo các biện pháp hỗ trợ dưới đây:

  • Chườm nóng: Chườm nóng có tác dụng giúp giảm đau do viêm. Tác dụng nhiệt để làm tăng lưu thông máu, thư giãn cơ và giảm đau nhức. Lưu ý khi áp dụng phương pháp này để tránh bị bỏng.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh bằng cách dùng túi nước đá, hoặc loại gel đông lạnh để làm mát. Ta nên áp dụng phương pháp này 20 phút/lần, sau đó nghỉ 20 phút rồi tiếp tục chườm. Tác dụng để giảm viêm, giảm sưng nề, giảm đau.
  • Tập thể dục: Một số bài tập hẹp ống sống có rất nhiều tác dụng tốt lên cơ thể, vừa giúp hỗ trợ giảm đau, tăng cường sức mạnh cơ bắp, hỗ trợ cột sống, tăng sự linh hoạt của xương khớp. Tuy nhiên, không phải bài tập thể dục nào, tập cường độ nào cũng nên được áp dụng, việc lựa chọn bài tập thích hợp nên cần sự tư vấn từ bác sĩ điều trị.
Hẹp ống sống có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 4Tập phục hồi chức năng góp phần trong điều trị cải thiện vận động cho bệnh nhân hẹp ống sống có biến chứng

Phòng ngừa hẹp ống sống

Hẹp ống sống gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu hết do liên quan đến tuổi tác. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh ta có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng.
  • Duy trì cân nặng phù hợp.
  • Hạn chế rượu bia, chất kích thích.
  • Vận động đúng tư thế.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên, phù hợp.

Bệnh hẹp ống sống là một bệnh khá thường gặp hiện nay. Nhưng nếu người bệnh phát hiện sớm, kịp thời và điều trị đúng góp phần hạn chế các biến chứng, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại các di chứng thần kinh sau này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.

Qua đây, có lẽ phần nào người đọc cũng đã giải đáp được thắc mắc rằng liệu “Hẹp ống sống có nguy hiểm không?". Cám ơn quý độc giả đã luôn quan tâm và đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui. hãy luôn giữ cơ thể khỏe mạnh kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý và các bài tập thể dục đều đặn sẽ góp phần hạn chế các bệnh lý.

Xem thêm: Phẫu thuật hẹp ống sống diễn ra như thế nào?

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.