Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Phụ nữ sau sinh ăn bào ngư được không? Bào ngư có tác dụng gì?

Ngày 30/10/2024
Kích thước chữ

Bào ngư là món hải sản cao cấp, được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Nhưng liệu phụ nữ sau sinh có nên ăn bào ngư? Sau sinh ăn bào ngư được không? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết này với Nhà thuốc Long Châu nhé!

Bào ngư là một loại hải sản giàu dinh dưỡng, không chỉ nổi tiếng với hương vị ngon mà còn có giá trị cao trong việc hỗ trợ sức khỏe. Tuy nhiên, với phụ nữ vừa sinh con, câu hỏi đặt ra là liệu sau sinh ăn bào ngư được không? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tác dụng của bào ngư đối với sức khỏe phụ nữ sau sinh, cách ăn an toàn và những lưu ý cần thiết.

Sau sinh ăn bào ngư được không?

Thắc mắc sau sinh ăn bào ngư được không là vấn đề được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Vậy câu trả lời là gì?

Có, phụ nữ sau sinh hoàn toàn có thể ăn bào ngư, bất kể sinh thường hay sinh mổ, miễn là hệ tiêu hóa đã ổn định. Bào ngư chứa nhiều dưỡng chất như canxi, protein, omega-3, sắt, magie và kẽm - tất cả đều rất cần thiết cho việc phục hồi sức khỏe sau sinh. Bổ sung bào ngư trong chế độ ăn uống giúp mẹ bỉm sữa tránh hậu sản, nhanh chóng lấy lại sức khỏe để chăm sóc con.

Phụ nữ sau sinh ăn bào ngư được không? Bào ngư có tác dụng gì? 1
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc sau sinh ăn bào ngư được không

Sau sinh ăn bào ngư có tác dụng gì?

Tác dụng của bào ngư đối với phụ nữ sau sinh:

  • Phòng ngừa ung thư: Bào ngư chứa nhiều axit amin, protein và đặc biệt là selen - chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại.
  • Tốt cho tim mạch: Hàm lượng omega-3, DHA và EPA trong bào ngư giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông và xơ vữa động mạch. Bào ngư còn chứa vitamin E và selen giúp giảm chất béo tích tụ ở mạch máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và đột quỵ.
  • Hỗ trợ chức năng gan: Ăn bào ngư giúp tăng cường chức năng gan, hỗ trợ quá trình thải độc, giúp cân bằng hormone và giảm nguy cơ nổi mụn.
  • Cải thiện răng và tóc: Các khoáng chất trong bào ngư như sắt, canxi, iot và kẽm giúp tóc chắc khỏe, giảm rụng tóc và kích thích mọc tóc. Đồng thời, chúng cũng giúp răng chắc khỏe, chống sâu răng.
  • Tăng cường thị lực: Omega-3 và vitamin A trong bào ngư giúp duy trì sức khỏe đôi mắt, ngăn ngừa tình trạng khô mắt và giảm thị lực.
  • Giảm chuột rút và đau nhức cơ bắp: Protein trong bào ngư giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm tình trạng chuột rút, đau nhức cơ bắp sau sinh.
  • Bảo vệ xương khớp: Glycosaminoglycans trong bào ngư hỗ trợ sức khỏe xương khớp, giúp tăng mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương sau sinh.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Bào ngư chứa nhiều taurin, selen, DHA, omega-3 giúp kích thích tế bào bạch cầu hoạt động, nâng cao khả năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể mẹ bỉm khỏi các tác nhân gây bệnh.
  • Cải thiện giấc ngủ: Omega-3 trong bào ngư giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn, trong khi hàm lượng magie và sắt giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm tình trạng giật mình khi ngủ.
Phụ nữ sau sinh ăn bào ngư được không? Bào ngư có tác dụng gì? 2
Bào ngư có nhiều tác dụng tốt đối với phụ nữ sau sinh

Bà đẻ ăn bào ngư có mất sữa không?

Vấn đề sau sinh ăn bào ngư được không đã được giải đáp. Vậy ăn bào ngư có mất sữa không? Không, hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy ăn bào ngư sẽ gây mất sữa. Các dưỡng chất trong bào ngư như omega-3, protein, canxi, sắt và magie sẽ được tiết vào sữa mẹ, giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Do đó, mẹ bỉm có thể yên tâm bổ sung bào ngư vào chế độ ăn uống của mình.

Sản phụ có thể ăn bào ngư khi nào và ăn bao nhiêu?

Sau khoảng 6 tuần sinh, khi hệ tiêu hóa đã dần ổn định, mẹ bỉm có thể ăn bào ngư. Tuy nhiên, bào ngư là loại hải sản có tính lạnh, nếu ăn sớm khi hệ tiêu hóa chưa hoàn toàn ổn định, có thể gây lạnh bụng hoặc tiêu chảy. Nếu mẹ không bị dị ứng với bào ngư nhưng chồng lại dị ứng, em bé cũng có khả năng bị dị ứng. Do vậy, khi bắt đầu ăn, mẹ nên thử với một lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của bé để đảm bảo an toàn.

Để đảm bảo an toàn, mẹ bỉm nên ăn bào ngư khoảng 1 - 2 lần mỗi tuần với mỗi bữa ăn khoảng 100 - 150g. Việc ăn quá nhiều có thể gây dư thừa protein và tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như gout.

Phụ nữ sau sinh ăn bào ngư được không? Bào ngư có tác dụng gì? 3
Mẹ bỉm nên ăn bào ngư khoảng 1 - 2 lần mỗi tuần

Lưu ý khi ăn bào ngư cho phụ nữ sau sinh

Sau đây là một số lưu ý mẹ bỉm cần nhớ khi ăn bào ngư:

  • Chọn bào ngư tươi ngon: Bào ngư tươi thường có thịt đàn hồi, không nhớt, không có mùi hôi và có màu đỏ nhẹ ở phần trung tâm. Mua bào ngư tại các cửa hàng hải sản uy tín để đảm bảo chất lượng.
  • Loại bỏ nội tạng kỹ lưỡng: Nội tạng bào ngư chứa nhiều độc tố có thể gây phát ban, phù nề và viêm da. Phần túi màu đen trong thịt bào ngư cần được cẩn thận loại bỏ.
  • Ngâm bào ngư đông lạnh trước khi nấu: Nếu sử dụng bào ngư đông lạnh, mẹ bỉm cần ngâm trong nước lạnh khoảng 2 ngày trước khi chế biến để thịt ngậm đủ nước và không bị khô.
  • Chế biến kỹ trước khi ăn: Bào ngư cần được nấu chín kỹ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn và rối loạn tiêu hóa.
  • Hạn chế dùng muối khi chế biến: Vì bào ngư đã có vị mặn tự nhiên, không nên thêm quá nhiều muối, để không làm mất đi hương vị ngọt tự nhiên của bào ngư.
  • Không uống trà sau khi ăn bào ngư: Tannin trong trà gặp canxi từ bào ngư có thể tích tụ, gây tình trạng tắc ruột.
  • Tránh kết hợp với trái cây giàu vitamin C: Hải sản nói chung chứa một lượng asen pentavenlent, khi gặp vitamin C có thể chuyển hóa thành thạch tín, gây ngộ độc và đe dọa tính mạng.
Phụ nữ sau sinh ăn bào ngư được không? Bào ngư có tác dụng gì? 4
Chọn bào ngư tươi ngon để chế biến món ăn

Vậy tóm lại sau sinh ăn bào ngư được không? Bào ngư là một thực phẩm bổ dưỡng, rất có lợi cho sức khỏe của mẹ sau sinh khi được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ bỉm cần chú ý thời điểm và liều lượng ăn, cũng như các bước chế biến và lựa chọn nguyên liệu. Với việc bổ sung bào ngư vào chế độ dinh dưỡng, mẹ bỉm sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, sẵn sàng chăm sóc và nuôi dưỡng bé yêu của mình một cách tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin