Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng bé bị xỉn màu và đổi màu có thể do nhiều nguyên nhân. Thông thường, răng của trẻ có thể có màu trắng ngà. Nhưng nếu bạn thấy răng của trẻ chuyển sang màu vàng nâu hoặc đen thì nên đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân là do đâu.
Tình trạng răng trẻ em bị xỉn màu xảy ra rất phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả ở những trẻ vừa mới mọc răng sữa. Vậy đâu là nguyên nhân khiến răng bé bị xỉn màu đen, ngả vàng như vậy? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất để bé luôn có được hàm răng trắng bóng ở bài viết dưới đây nhé.
Hiện tượng răng trẻ em bị xỉn đen, ố vàng khá phổ biến chủ yếu là do thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng không đúng. Ngoài ra có thể do yếu tố di truyền và còn nhiều nguyên nhân răng bị xỉn màu khác có thể kể đến như:
Thiếu sản men răng là hiện tượng di truyền từ ba mẹ hoặc do thay đổi các thành phần của men răng chủ yếu là canxi florua, khiến cho răng của trẻ không có màu trắng ngà mà bắt đầu sẫm hơn và vàng hơn ngay khi mọc răng.
Ăn nhiều đồ ngọt, uống nước ngọt chính là thói quen khiến răng của trẻ bị sâu do các mảng bám từ thức ăn nhiều đường tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, tấn công răng, gây sâu răng. Lúc này, trên răng của trẻ xuất hiện những chấm đen nhỏ, làm đổi màu răng thậm chí gây viêm nướu.
Nếu trẻ không chải răng không đúng cách hoặc không đánh răng thường xuyên sẽ dẫn đến việc tích tụ nhiều mảng bám trong hốc răng khiến răng chuyển sang màu vàng. Đây cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến nhất khiến răng bé bị xỉn màu. Do đó, ba mẹ cần lưu ý đến các vấn đề vệ sinh răng miệng của trẻ để phòng tránh các bệnh răng miệng nguy hiểm khác.
Răng hiễm fluor cũng là nguyên nhân khiến răng của trẻ bị vàng. Mặc dù florua giúp răng chắc khỏe và có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em, nhưng nó lại dẫn đến việc đổi màu răng khi sử dụng quá mức. Fluor làm tăng mảng bám vào men răng và gây khó khăn cho việc làm sạch.
Khi chấn thương ảnh hưởng đến các mạch máu xung quanh răng, răng dễ bị tổn thương, phá hủy men răng khiến răng dễ bị ngả màu hoặc ố vàng.
Nếu người mẹ trong quá trình mang thai có điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu phải dùng thuốc kháng sinh thì tùy vào liều lượng của sản phụ mà tình trạng răng sữa của bé bị xỉn màu có nghiêm trọng hay không.
Các bệnh về gan, thận cũng có dấu hiệu răng ố vàng, xỉn màu. Thường là các vấn đề về viêm gan, vàng da. Vì vậy, nếu bạn nhận thấy răng của con bạn có màu vàng kèm theo một số triệu chứng lạ trên cơ thể, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để có thể xác định bệnh nếu có và điều trị kịp thời.
Răng của trẻ bị ố vàng, ngả màu hầu hết là do sâu răng không điều trị kịp thời gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Vì sâu răng lâu ngày sẽ viêm tuỷ răng, nặng hơn phải sớm nhổ răng sữa dẫn đến răng vĩnh viễn mọc lệch lạc.
Các trường hợp răng sữa của bé bị xỉn màu cũng khiến vi khuẩn tích tụ trên răng lâu ngày gây ra các bệnh lý khác trong khoang miệng như mòn răng, đau nhức, biếng ăn. Ngoài ra răng ố vàng còn làm giảm thẩm mỹ khuôn mặt, khiến nụ cười của trẻ kém duyên.
Nhiều bậc cha mẹ chủ quan cho rằng răng sữa bị ố vàng cuối cùng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn nên không cần chăm sóc nhiều. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm bởi nếu răng sữa có vấn đề thì răng vĩnh viễn sau này cũng sẽ bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến răng mọc lệch lạc, ố vàng hoặc dễ mắc các bệnh lý răng miệng hơn.
Quá trình hình thành và phát triển răng của trẻ phải trải qua nhiều giai đoạn tùy vào từng độ tuổi. Do đó cách chữa răng ố vàng cho trẻ ở từng độ tuổi cũng khác nhau.
Giai đoạn dưới 1 tuổi trẻ mới bắt đầu mọc răng sữa nên rất dễ bị tác động từ bên ngoài. Trẻ 0 - 1 tuổi chưa tiếp xúc nhiều với thức ăn chủ yếu là uống sữa nhưng nếu không vệ sinh răng hằng ngày thì hiện tượng vàng răng cũng có thể xuất hiện. Tốt nhất, ba mẹ nên vệ sinh răng cho bé hàng ngày 2 lần sáng và tối bằng nước muối sinh lý hoặc dùng miếng rơ lưỡi miệng dành cho trẻ nhỏ để vệ sinh răng miệng cho bé.
Thông thường trẻ 2 tuổi đã mọc đầy đủ các răng sữa. Lúc này trẻ tiếp xúc với nhiều loại thức ăn hơn trước nên tình trạng răng bị ố vàng, đổi màu và sâu răng cũng dễ mắc phải hơn. Vì vậy, với trẻ dưới 3 tuổi, ba mẹ nên thực hiện những cách dưới đây để bảo vệ và giữ trắng răng cho trẻ:
Từ 5 tuổi trẻ bắt đầu thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn, những chiếc răng mới này sẽ theo trẻ mãi mãi nên các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý chăm sóc để trẻ có được hàm răng trắng sáng.
Trên thực tế, trẻ ở độ tuổi này thường ăn vặt và đồ ngọt rất nhiều, đặc biệt là vào ban đêm, điều này gây hại trực tiếp đến vấn đề răng miệng như sâu răng, vàng răng. Đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa để kiểm tra, xác định tình trạng và mức độ vàng răng. Từ đó, nha sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp với độ tuổi của trẻ. Trẻ bị vàng răng thường được hướng dẫn lấy cao răng để loại bỏ các mảng bám còn sót lại trên răng. Ngay cả sau khi lấy cao răng cho bé, ba mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng cách để giữ hàm răng trắng đẹp lâu dài.
Trên đây là những nguyên nhân và giải pháp chăm sóc răng bé bị xỉn màu an toàn và hiệu quả. Hy vọng ba mẹ đã có thêm kiến thức để chăm sóc răng cho trẻ giúp con luôn có nụ cười tỏa sáng.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.