Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng cối lớn là một thuật ngữ khá xa lạ, ít được sử dụng trong nha khoa và là tên gọi khác của các răng hàm số 6, 7, 8. Vậy răng cối lớn có các đặc điểm và vai trò gì?
Răng cối lớn hay răng hàm là những răng phẳng nằm tập trung ở phía bên trong của cung răng. Chúng có thể khác nhau về kích thước và hình dạng nhưng được thiết kế với chức năng chung là nhai và nghiền thức ăn.
Răng cối chính là một cách gọi khác của răng hàm, tập trung mọc ở vùng bên trong cùng của hàm có vai trò quan trọng trong chức năng ăn nhai của hàm răng. Thông thường, người trưởng thành sẽ có tổng cộng 20 răng cối, trong đó bao gồm 8 chiếc răng cối nhỏ và 12 chiếc răng cối lớn.
Trong quá trình hình thành, răng cối lớn thứ nhất hay răng số 6 thường sẽ mọc vào khoảng 6 tuổi, răng cối lớn thứ hai hay răng số 7 thường mọc lúc 12 tuổi.
Đối với răng cối lớn thứ ba hay răng số 8, răng khôn thường mọc muộn và thất thường tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi người.
Tuy nhiên, các răng này thường mọc vào khoảng từ 18 đến 25 tuổi, đôi khi mọc sớm hơn hoặc trễ hơn. Trong một số trường hợp răng cối lớn thứ 3 có thể không mọc trong suốt quãng đời do không có mầm răng hoặc do không mọc được (răng ngầm).
12 chiếc răng cối lớn sẽ chia đều thành 6 răng cối ở hàm trên và 6 răng cối ở hàm dưới, mỗi bên có 3 chiếc. Về đặc điểm cấu tạo, răng cối lớn là răng có bề mặt nhai lớn nhất trên cung răng với mỗi chiếc răng có từ 3 đến 5 múi lớn. Răng cối lớn cũng là nhóm răng duy nhất mà mỗi chiếc có ít nhất 2 múi ngoài.
Răng cối lớn bao gồm 2 hoặc 3 chân lớn, vị trí và hướng của chân răng rất đặc trưng giúp cho răng cối lớn luôn rất vững chắc. Đây cũng chính là các đặc điểm nhận biết đặc trưng chung của răng cối lớn so với các răng khác trên cung hàm.
Ngoài ra, giữa răng cối nhỏ hàm trên và răng cối nhỏ hàm dưới có sự khác biệt về cấu tạo và vị trí:
Một số đặc điểm nổi bật răng cối lớn hàm trên như:
Có nhiều đặc điểm riêng để phân biệt các răng cối lớn trên, trong đó rõ ràng nhất là độ lớn của múi xa trong. Kích thước của múi xa trong sẽ giảm từ răng cối lớn thứ 1 đến răng cối lớn thứ 2 và có thể tiêu biến ở răng cối lớn 3.
Do đặc điểm vị trí trên cung răng và tuổi mọc răng, răng cối lớn thứ nhất được xem là neo chặn của hàm răng trên. Bên cạnh đó, răng cối lớn thứ nhất còn là đại diện của mẫu nguyên thủy cơ bản, hay còn gọi là nguyên mẫu của răng cối lớn vĩnh viễn về mặt giải phẫu.
Một số đặc điểm nổi bật răng cối lớn hàm dưới bao gồm:
Răng cối lớn 1 cả trên và dưới là các răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lên trong miệng. Điều này đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn bộ răng hỗn hợp, với sự có mặt đồng thời của cả răng sữa lẫn răng vĩnh viễn trên cung hàm. Răng cối lớn dưới thứ 1 còn là răng neo chặn của bộ răng dưới, mang đặc điểm cơ bản đặc trưng cho các răng cối lớn dưới.
Răng cối lớn chiếm đa số trên cung hàm có vai trò quan trọng trong quá trình nghiền nát thức ăn trước khi thức ăn được đưa vào dạ dày. Đồng thời răng cối còn giúp nhào trộn thức ăn với enzyme trong nước bọt, từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Ngoài việc tham gia vào quá trình tiêu hóa, răng cối còn hỗ trợ trong việc phát âm, giúp cho việc phát âm trở nên rõ ràng và chuẩn xác hơn. Khi răng cối bị mất, khoảng trống tạo ra trong khoang miệng sẽ làm cho việc phát âm trở nên khó nghe và không chính xác. Răng cối cũng góp phần tăng cường thẩm mỹ cho khuôn mặt, giúp cho hai bên má trở nên đầy đặn hơn, tạo ra sự cân đối và hài hòa cho khuôn mặt.
Một số các vấn đề thường gặp tại răng cối lớn bao gồm:
Sưng nướu răng cối lớn hàm dưới hay viêm nướu răng là bệnh lý răng phổ biến có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào với các dấu hiệu đặc trưng bao gồm lợi tấy đỏ, phình to, nhô ra ngoài, trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể phình to làm che mất răng.
Tình trạng sưng nướu răng cối lớn hàm dưới có thể do nhiều nguyên nhân gây nên bao gồm viêm lợi trùm, viêm nướu.... Bệnh nếu để lâu và không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng như mủ, mất răng hay nhiễm trùng máu.
Răng cối lớn là các răng có kích thước lớn đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiền thức ăn. Tuy nhiên, vị trí cấu tạo răng hàm lại nằm ở sâu bên trong cung hàm, khiến thức ăn dễ bị dắt vào răng, việc vệ sinh răng cối lớn ở sâu bên trong cũng diễn ra vô cùng khó khăn.
Thêm vào đó trên bề mặt răng cối lớn lại có những rãnh lõm lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công răng và gây ra các bệnh lý về răng đặc biệt là sâu răng. Những triệu chứng của bệnh chỉ được phát hiện khi sâu răng đã trở nên rất nghiêm trọng, vi khuẩn đã xâm nhập vào lớp men răng, tiến sâu vào bên trong tủy răng gây nhiễm trùng, đau răng, thậm chí dẫn đến mất răng.
Răng cối lớn số 8 hay răng khôn thường mọc trễ và nằm ở phía trong cùng của cung răng. Khi răng khôn khi hình thành có thể mọc lệch gây đau nhức, sưng nướu, sốt cao, lâu ngày có thể làm xô lệch các răng còn lại trên cung hàm.
Trong một số trường hợp, răng không khi mọc có thể bị các răng khác của chúng ta chặn lại, tạo ra nơi trú ẩn cho vi khuẩn, điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng nướu và mô xung quanh.
Tóm lại răng cối lớn là tên gọi khác của các răng hàm số 6, 7 và 8 trên cung hàm có vai trò quan trọng trong việc cắn xé, nghiền nhỏ thức ăn. Răng cối cần được vệ sinh kỹ càng nhằm hạn chế xuất hiện các bệnh lý về răng như sâu răng, sưng nướu răng,…
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.