Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rỉ ối là hiện tượng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kì. Tuy nhiên, ở tuần thai thứ 39, hiện tượng rỉ ối có thể là dấu hiệu của chuyển dạ, nhưng cũng có thể là triệu chứng hoặc là nguyên nhân gây ra những bất thường nghiêm trọng khác.
Ở tuần thai thứ 39, rỉ ối có thể là một trong những biểu hiện của chuyển dạ, nhưng đó cũng có thể là một dấu hiệu quan trọng trong những bệnh lý nghiêm trọng. Vậy, rỉ ối tuần 39 có phải là chuyển dạ không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về hiện tượng này qua bài viết dưới đây.
Nước ối là môi trường giàu dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, giữ một vai trò quan trọng đối với sự sống và sự phát triển của thai nhi trong tử cung.
Trong những tháng đầu, nước ối màu trong. Khi gần đủ tháng, nước ối màu lờ lờ trắng. Khi lẫn phân su, nước ối màu xanh. Nếu thai suy trong buồng tử cung, nước ối màu hồng nâu. Lượng nước ối khi thai đủ tháng là 500 - 1000 ml.
Trong nước ối có lẫn tế bào thượng bì thai bong ra, lông tơ, chất bã, tế bào đường tiết niệu của thai nhi. Người ta còn dùng tế bào thai nhi trong nước ối để tìm kiếm sự bất thường do nhiễm sắc thể qua xét nghiệm di truyền.
Thành phần hóa học của nước ối gồm 97% là nước còn lại là muối khoáng và các chất hữu cơ. Các chất điện giải chính là ion Na+, K+, Cl-. Ngoài ra còn có phosphor, calcium và magnesium. Các chất hữu cơ gồm: Protid, ure, creatinine, acid uric, acid amin, glucid, lipid, các hormone.
Nước ối có chức năng bảo vệ rất quan trọng:
Ối vỡ đúng lúc là ối vỡ khi cổ tử cung đã mở hết. Ối vỡ sớm là khi đã có chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa mở hết, còn ối vỡ non là ối vỡ khi chưa có chuyển dạ. Nếu sau 1 giờ vỡ ối mà vẫn chưa có hiện tượng chuyển dạ thì gọi là ối vỡ non.
Ối vỡ non, ối vỡ sớm là một tai biến thường gặp trong thai nghén và làm tăng tỷ lệ chết chu sinh. Nếu ối vỡ sớm khi thai gần đủ tháng hay vài giờ trước khi chuyển dạ thì nguy cơ cho mẹ và cho con ít hơn. Ngược lại, ối vỡ non, ối vỡ sớm khi tuổi thai càng non thì hậu quả sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn, thai đẻ non tháng và thiếu oxy càng nặng nề.
Chuyển dạ đẻ là một quá trình sinh lý làm cho thai và phần phụ của thai được đưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ.
Cuộc chuyển dạ thường xảy ra từ đầu tuần thứ 38 đến cuối tuần thứ 42, được gọi là đẻ đủ tháng. Khi đó, thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập ngoài cơ thể mẹ.
Quá trình chuyển dạ được chia làm 3 giai đoạn gồm:
Giai đoạn 1: Giai đoạn cổ tử cung xóa mở
Giai đoạn 1 được tính từ khi bắt đầu chuyển dạ đến khi cổ tử cung mở hết. Đây là giai đoạn dài nhất và khó khăn nhất của quá trình chuyển dạ. Giai đoạn này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Giai đoạn này chia làm 2 pha:
Giai đoạn 2: Giai đoạn sổ thai
Được tính từ khi ngôi lọt đến khi thai sổ ra ngoài.
Thời gian trung bình 50 phút ở người con so, 20 phút ở người con rạ. Nếu giai đoạn này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, nguy cơ đẻ can thiệp sẽ tăng lên và làm tăng nguy cơ chảy máu sau đẻ.
Giai đoạn 3: Giai đoạn sổ rau
Bắt đầu từ khi thai sổ hoàn toàn đến khi rau sổ ra ngoài. Đây là giai đoạn quan trọng và nhiều biến chứng nhất đối với mẹ, mà biến chứng hàng đầu là chảy máu sau đẻ. Thời kì sổ rau kéo dài trung bình từ 15 – 20 phút, nếu quá 30 phút mà rau chưa bong phải tiến hành bóc rau nhân tạo.
Cơn co tử cung là động lực của cuộc chuyển dạ. Nếu không có cơn co tử cung thì quá trình chuyển dạ không xảy ra. Cơn co tử cung tạo ra hiện tượng xóa mờ cổ tử cung. Rối loạn co bóp tử cung có thể làm cho chuyển dạ kéo dài hoặc gây ra các tai biến cho mẹ và thai nhi.
Khi hiện tượng chuyển dạ xảy ra, có nhiều dấu hiệu có thể dễ dàng nhận thấy:
Thông thường, chuyển dạ thường đi kèm với hiện tượng vỡ ối. Tuy nhiên, rỉ ối tuần 39 chưa chắc đã là dấu hiệu của chuyển dạ. Nếu hiện tượng rỉ ối diễn ra khi chưa chuyển dạ, thì đó là hiện tượng ối vỡ non. Hiện tượng ối vỡ non có thể gây ra một số nguy hiểm cho thai nhi như thiểu ối tuần thứ 39 hoặc nhiễm khuẩn ối. Khi thiểu ối tuần thứ 39, thai đã to và đủ tháng, việc chèn ép dây rốn có thể diễn ra làm tăng nguy cơ suy thai. Nếu hiện tượng chuyển dạ xảy ra khi đang thiểu ối, việc chèn ép dây rốn còn nghiêm trọng hơn và có thể cần cấp cứu gấp cho cả mẹ và thai nhi.
Thông thường, với thai 39 tuần tuổi là thai đã đủ tháng, chuyển dạ thường xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi hiện tượng vỡ ối diễn ra.
Thai 39 tuần tuổi là thai đủ tháng và thường hiện tượng chuyển dạ sẽ diễn ra trong vòng 24 giờ sau rỉ ối. Vì vậy, nếu thấy có tình trạng rỉ ối tuần 39, mẹ bầu cần chuẩn bị sẵn đồ dùng cá nhân cần thiết cho mẹ và bé để nhập viện vì mẹ bầu có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào.
Bài viết trên đã cung cấp cho độc giả rất nhiều thông tin liên quan đến hiện tượng rỉ ối tuần 39 của thai kì. Qua đó hy vọng giúp mọi người hiểu hơn về hiện tượng này, kịp thời xử lý để có một thai kỳ an toàn, trọn vẹn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.