Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn chuyển hóa gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh, tình trạng này tác động đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể gây ra tình trạng mất cân bằng. Trong đó, bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyria là một bệnh di truyền, thường không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể giảm nguy cơ bệnh trở nặng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Ở người xuất hiện chứng rối loạn chuyển hóa Porphyria thường thiếu hụt một vài loại enzyme quan trọng trong quá trình sản xuất phân tử heme.
Porphyria là thuật ngữ để chỉ một nhóm các rối loạn máu di truyền hiếm gặp, xuất phát từ việc cơ thể không sản xuất phân tử heme đúng cách, trong đó heme là một thành phần quan trọng của hemoglobin. Phân tử heme được hình thành từ porphyrin và sắt, nó giữ vai trò quan trọng để vận chuyển oxy và tạo ra những tế bào hồng cầu mang oxy.
Ngoài ra, heme còn được tìm thấy trong myoglobin đây là một loại protein có mặt trong tim và cơ bắp.
Trong trường hợp của bệnh Porphyria, cơ thể không đủ enzyme cần thiết để hoàn thành quá trình tạo ra phân tử heme, dẫn đến sự tích tụ của Porphyrin trong mô và máu. Điều này có thể kéo theo những triệu chứng khác nhau, từ nhẹ đến nặng.
Triệu chứng của bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyria có thể biến động từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào mức độ và dạng của bệnh, như sau:
Bệnh Porphyria cấp liên tục thường bao gồm: Đau bụng, táo bón, nước tiểu màu rượu đỏ, và rối loạn thần kinh. Những triệu chứng này thường xuất hiện trước khi bệnh nhân đạt tuổi dậy thì và có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, tùy thuộc vào từng trường hợp.
Rối loạn chuyển hóa Porphyria là một bệnh di truyền. Tần suất mắc bệnh Porphyria không được xác định rõ ràng. Ước tính cho thấy bệnh có thể ảnh hưởng từ 1 đến 100 trên 50.000 người. Mức độ phổ biến của bệnh này khác nhau trên toàn cầu.
Bạn có thể kiểm soát việc mắc bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Một số yếu tố gây tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyria bao gồm:
Để xác định liệu bạn có mắc bệnh này hay không, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như sau:
Dựa trên giai đoạn của hội chứng Porphyria ở bệnh nhân, bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau. Nếu bệnh nhân đang mắc bệnh Porphyria cấp tính, sẽ tập trung vào việc điều trị các triệu chứng, và nhanh chóng ngăn ngừa biến chứng. Đối với trường hợp nặng, việc nhập viện có thể được xem xét. Các phương pháp điều trị cho trường hợp này là:
Đối với bệnh nhân mắc bệnh Porphyria da, bác sĩ sẽ tập trung vào việc giảm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và hàm lượng Porphyrins trong cơ thể để giảm các triệu chứng. Phương pháp này có thể bao gồm:
Việc ngăn chặn Bệnh Porphyria là không khả thi. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện chế độ sinh hoạt hạn chế hoặc loại bỏ các yếu tố sau đây theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh thêm nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Các yếu tố này bao gồm:
Để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh liên quan đến da, bạn có thể thực hiện tập trung vào việc giảm tiếp xúc với ánh sáng bằng cách:
Ngoài ra tùy theo cơ địa của mỗi người, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Nếu không được ngăn chặn kịp thời bệnh rối loạn chuyển hóa Porphyria sẽ dần trở nên tồi tệ hơn. Bạn không nên chủ quan khi các dấu hiệu của bệnh xuất hiện, cần thăm khám càng sớm càng tốt tại các cơ sở y tế uy tín để lựa chọn phương án điều trị thích hợp nhất.
Xem thêm: Những hội chứng bệnh hiếm gặp ở con người
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.