Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý có liên quan đến dòng chảy của máu đến tim bị cắt đột ngột và gây tổn thương cho mô cơ. Trong đó, rối loạn nhịp tim trong nhồi máu cơ tim là một diễn tiến bất lợi thường gặp ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý đang ngày càng phổ biến và cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Việc áp dụng các phương pháp tưới máu sớm trong điều trị bệnh nhồi máu cơ tim đã giúp giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân nhồi máu cơ tim vẫn có thể phải đối mặt với nhiều diễn tiến bất lợi, trong đó rối loạn nhịp tim là tình trạng thường gặp nhất. Vậy hiện tượng rối loạn nhịp tim trong nhồi máu cơ tim xảy ra như thế nào?
Vai trò của tim là bơm máu đi nuôi cơ thể. Tim được nuôi dưỡng từ hai nhánh mạch máu chính là động mạch vành trái và động mạch vành phải.
Nhồi máu cơ tim là tình trạng một trong hai hoặc cả hai nhánh mạch máu nuôi dưỡng tim đột ngột bị tắc một phần hoặc hoàn toàn. Lúc này, một vùng cơ tim bị chết do thiếu máu khiến cho chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn và gây ra các hậu quả nghiêm trọng như sốc tim, suy tim hoặc đột tử do tim…
Nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch. Tình trạng xơ vữa động mạch xảy ra là mảng xơ vữa (cholesterol, mảnh vỡ tế bào và canxi) tích tụ theo thời gian và bám vào thành mạch máu. Khoảng ngoài 30 tuổi, cơ thể con người bắt đầu hình thành và phát triển mảng xơ vữa. Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim như hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu…
Dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim là khó thở và đau thắt ngực rất rõ ràng. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như tức ngực nặng, đổ mồ hôi lạnh, tim đập nhanh, chóng mặt đột ngột, buồn nôn, nôn, cơn đau lan ra các khu vực khác ở vùng trên cơ thể…
Cơn nhồi máu cơ tim thường xảy ra đột ngột và diễn tiến nhanh chóng nên việc phát hiện sớm, cấp cứu chính xác và kịp thời là những yếu tố quan trọng để giúp người bệnh nhanh phục hồi, tránh nguy cơ tử vong. Vậy rối loạn nhịp tim trong nhồi máu cơ tim xảy ra như thế nào?
Nhồi máu cơ tim hay còn gọi là đột quỵ tim, là tình trạng cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử do mạch máu nuôi dưỡng tim (mạch vành) bị tắc nghẽn đột ngột bởi cục huyết khối di chuyển trong lòng mạch. Tình trạng này xảy ra làm tăng tính năng tự động của cơ tim cũng như hệ thống dẫn truyền. Đồng thời, tình trạng giảm oxy máu và sự rối loạn điện giải cũng góp phần làm tăng nguy cơ xuất hiện rối loạn nhịp tim trong nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim có sự tăng hoạt động giao cảm ly tâm, tăng nồng độ catecholamines… cũng làm tăng nguy cơ phát sinh tình trạng rối loạn nhịp tim.
Tình trạng rối loạn nhịp tim trong nhồi máu cơ tim được phân chia thành các nhóm như sau:
Như vậy, tình trạng rối loạn nhịp tim trong nhồi máu cơ tim được phân chia thành nhiều nhóm khác nhau dựa trên cơ chế sinh bệnh và thời điểm xảy ra trong cơn nhồi máu cơ tim. Vậy làm thế nào để phòng tránh bệnh nhồi máu cơ tim?
Để tránh gặp phải tình trạng rối loạn nhịp tim trong nhồi máu cơ tim, người bệnh nên tìm hiểu kỹ về căn nguyên gây bệnh và thực hiện những biện pháp phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim, cụ thể như sau:
Tóm lại, nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao. Rối loạn nhịp tim là một biến chứng phổ biến của bệnh nhồi máu cơ tim. Để hạn chế tình trạng rối loạn nhịp tim trong nhồi máu cơ tim thì bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh nhồi máu cơ tim và khám sức khỏe định kỳ nhé! Theo dõi ngay các bài viết về sức khỏe của Nhà thuốc Long Châu để bổ sung thêm kiến thức.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.