Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không? Bạn đã từng nghe ở đâu đó về căn bệnh này chưa? Hãy cùng Long Châu tìm hiểu về tổng quan căn bệnh, triệu chứng để có thể giải đáp được câu hỏi liệu rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?
Rối loạn thần kinh thực vật có thể dẫn đến các triệu chứng và khuyết tật vĩnh viễn, do vậy cần phải được điều trị kịp thời. Đây là căn bệnh cũng không mấy xa lạ trong cuộc sống hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi: Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?
Hệ thống thần kinh thực vật là một trong những thành phần của hệ thống thần kinh ngoại vi, nhiệm vụ là điều chỉnh các quá trình sinh lý, bao gồm nhịp tim, huyết áp, tiêu hoá, hô hấp và kích thích tình dục. Theo cách dễ hiểu hơn, hệ thần kinh thực vật sẽ liên quan đến việc kiểm soát các chức năng vô thức, tự chủ và không tự nguyện trong việc điều chỉnh toàn diện bên trong cơ thể. Đi cùng các tác động chậm, kéo dài của hệ thống nội tiết, hệ thần kinh thực vật có tác dụng nhanh, tồn tại trong thời gian ngắn đối với những chức năng như sau:
Để biết được rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không, thì chúng ta hãy tìm hiểu xem triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Thần kinh tim sẽ trực thuộc hệ thần kinh thực vật (không nằm trong tim) và hệ thống điện tim bao gồm nút xoang và hệ thống dẫn truyền xung điện mang vai trò điều tiết nhịp tim. Khi thần kinh tim bị rối loạn, quá trình xung động, dẫn truyền tín hiệu điện trong tim cũng bị ảnh hưởng theo, từ đó dẫn đến rối loạn nhịp tim.
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán một người bị rối loạn thần kinh thực vật căn cứ vào dấu hiệu và triệu chứng bệnh. Bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật sẽ có những triệu chứng bao gồm:
Với những triệu chứng ở trên đã phần nào giải đáp được câu hỏi rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không.
Ở giai đoạn đầu tiên mắc bệnh, người bị rối loạn thần kinh thực vật chỉ thấy bất an, lo lắng, khó chịu. Khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân sẽ luôn cảm thấy sợ hãi, hoang mang, dễ mắc trầm cảm. Điều này lại càng khiến cho tình trạng rối loạn nhịp tim thêm trầm trọng.
Tầm quan trọng của rối loạn chức năng thực vật thứ phát so với các bệnh khác liên quan đến tiên lượng của quá trình bệnh chính, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tư thế đứng và phản ứng của nó với điều trị.
Các dạng rối loạn chức năng thực vật nguyên phát, cả ngoại vi và trung ương, thường có tiên lượng xấu, đặc biệt là những dạng liên quan đến các triệu chứng parkinson hoặc rối loạn vận động.
Tuổi khởi phát trung bình của các hội chứng chính này là trung niên và tỷ lệ sống sót sau 5 năm kể từ khi có các triệu chứng thần kinh là dưới 50%.
Ngoài ra, hạ huyết áp tư thế đứng do rối loạn chức năng thực vật, đặc biệt khi có triệu chứng, có thể dẫn đến té ngã, dẫn đến bệnh tật liên quan đáng kể và đặc biệt ở người già yếu. Theo một số nghiên cứu dựa trên dân số, hạ huyết áp tư thế đứng là một yếu tố nguy cơ gây tử vong do tim mạch và do mọi nguyên nhân, thường là do các bệnh liên quan và các nguyên nhân cơ bản. Hơn nữa, hạ huyết áp thế đứng có liên quan đến sự phát triển của chứng sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức, mặc dù các cơ chế cơ bản của mối liên quan này là không chắc chắn. Các đợt hạ huyết áp và giảm tưới máu não tái diễn có thể dẫn đến tổn thương tế bào thần kinh do có liên quan đến gánh nặng tổn thương chất trắng quanh não thất, nên là dấu hiệu của chứng suy giảm trí nhớ do mạch máu.
Tóm lại, rối loạn thần kinh thực vật là một vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng vẫn còn khá mới mẻ trong thời đại hiện nay. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân có xu hướng được chẩn đoán muộn khi các triệu chứng của họ đã mãn tính và kéo dài. Do đó, những hiểu biết trên đây sẽ góp phần nâng cao nhận thức về việc rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không. Hãy quan tâm đến sức khỏe của bạn hơn và khám sức khỏe định kỳ để có thể chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.