Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau lưng, tiểu buốt, bí tiểu, tiểu ra máu,... là những dấu hiệu phổ biến của các bệnh lý hệ bài tiết. Tuy nhiên, nếu chúng xuất hiện ở trẻ nhỏ thì khả năng cao là liên quan đến sa lồi niệu quản. Vậy bạn biết gì về vấn đề sức khỏe này?
Sa lồi niệu quản có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ em. Bệnh biểu hiện ra bên ngoài thông qua các triệu chứng điển hình như đau quặn, tiểu rắt, tiểu ra máu, sốt cao,... Khi can thiệp, bác sĩ có thể áp dụng nhiều phương thức điều trị nhưng hiệu quả nhất phải kể đến liệu pháp phẫu thuật mở bàng quang để cắt túi sa lồi.
Sa lồi niệu quản là hiện tượng phần niêm mạc của niệu quản nằm liền sát với bóng đái có xu hướng bị dãn rộng, hình thành túi lồi xâm nhập sâu vào lòng của bàng quang. Khi đó, nước tiểu sẽ tồn ứ trong túi, không những không đổ vào bàng quang như bình thường mà còn làm hẹp dần thể tích, thu nhỏ sức chứa của cơ quan này.
Như đã nhắc đến ở trên, bệnh lý có thể xảy ra ở đủ mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ và thường liên quan đến các dị tật bẩm sinh ở cơ quan bài tiết.
Biểu hiện bệnh ở trẻ em và người lớn nhìn chung sẽ có đôi chút sai khác. Cụ thể như sau:
Khi không được can thiệp sớm, bệnh lý trên có thể phát sinh nhiều biến chứng phức tạp như:
Tùy vào độ tuổi của người bệnh mà túi lồi niệu quản có thể hình thành do những nguyên nhân khác nhau:
Để chẩn đoán bệnh lý này, bác sĩ thường áp dụng các phương pháp sau:
Đặc biệt thông qua việc siêu âm thai và các phương thức sàng lọc dị tật, bệnh lý trên có thể được chẩn đoán sớm ngay từ khi trẻ chưa chào đời (dị tật bẩm sinh).
Các phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến bao gồm:
Mục đích chủ yếu là kiểm soát các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng gây viêm bàng quang, viêm thận, viêm đường tiết niệu. Theo đó tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn, ổn định sức khỏe người bệnh trước khi thực hiện liệu pháp can thiệp xâm lấn.
Như đã nhắc qua ở phần trên của bài viết, đây là cách can thiệp vừa hiệu quả, vừa nhanh chóng. Tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một phương pháp điều trị khác nhau như:
Nếu sỏi tiết niệu hình thành do biến chứng của túi lồi niệu quản thì chuyên gia y tế có thể can thiệp bằng cách phẫu thuật triệt căn hoặc tán sỏi ngoài cơ thể. Các biến chứng liên quan đến nhiễm khuẩn sẽ được can thiệp bằng thuốc kháng sinh.
Nhìn chung, điều trị biến chứng là điều không ai mong muốn bởi bệnh lý sẽ còn diễn tiến phức tạp hơn qua thời gian, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy nên ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần thăm khám ngay để được chẩn đoán và can thiệp sớm, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến chức năng thận.
Sau cùng, hi vọng rằng những thông tin về sa lồi niệu quản mà Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ sẽ giúp ích được cho bạn trong việc ngăn ngừa, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời đối với bệnh lý này. Trân trọng!
Xem thêm: Niệu quản sau tĩnh mạch chủ: Chẩn đoán và điều trị bệnh
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.