Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Sau 30 tuổi vẫn bị mụn: Nguyên nhân và cách khắc phục mụn

Ngày 02/05/2024
Kích thước chữ

Mặc dù bạn có thể nghĩ rằng mụn trứng cá là vấn đề chỉ xuất hiện trong tuổi dậy thì, nhưng thực tế là không phải ai cũng thoát khỏi nó khi trưởng thành. Theo một khảo sát, khoảng 20% người ngoài 30 tuổi vẫn phải đối diện với những vị "khách" không mời mà đến từ này. Vậy làm thế nào để xử lý những sự phiền toái khi sau 30 tuổi vẫn bị mụn?

Nhiều người phải đối mặt với tình trạng mụn trứng cá sau tuổi 30, thậm chí mụn xuất hiện thường xuyên và khó xử lý hơn. Để xử lý hiệu quả những nốt mụn khó chịu này, quan trọng là phải hiểu rõ nguyên nhân sau 30 tuổi vẫn bị mụn, từ đó có thể xác định phương pháp điều trị phù hợp. Hãy theo chân Long Châu tìm hiểu vấn đề trên nhé!

Tại sao sau 30 tuổi vẫn bị mụn?

Đa số mọi người thiếu kiến thức về mụn ở tuổi trưởng thành, do đó chưa biết cách điều trị hiệu quả. Mụn ở người lớn có thể xuất hiện dưới hai dạng chính: Mụn trứng cá khởi phát muộn, thường bắt đầu sau 30 tuổi - khi trước đó chưa từng gặp phải mụn, và mụn trứng cá dai dẳng, tức là mụn từ tuổi dậy thì kéo dài đến tuổi trưởng thành.

Nếu ở tuổi dậy thì, sự biến đổi hormone làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn gây ra mụn, thì khi bước vào tuổi trưởng thành, danh sách các nguyên nhân gây mụn trở nên đa dạng hơn. Các nguyên nhân có thể bao gồm việc vệ sinh da mặt không đúng cách, tự mình sờ, nặn mụn, sử dụng mỹ phẩm không đúng cách gây tổn thương da.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: Căng thẳng, thiếu ngủ, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, đồ ngọt, sử dụng mỹ phẩm không phù hợp, áp lực từ công việc và gia đình,... có thể gây ra mụn hoặc làm tình trạng mụn nặng hơn. 

Bên cạnh đó, việc thay đổi nội tiết trước kỳ kinh, trong thai kỳ, sử dụng thuốc ngừa thai, hoặc trong giai đoạn mãn kinh cũng có thể là nguyên nhân. Một số loại thuốc như corticoid, lithium, hoặc thuốc chống co giật cũng có thể làm tăng nguy cơ mụn. Di truyền và yếu tố gia đình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra mụn ở người lớn.

sau-30-tuoi-van-bi-mun-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-mun 1
30 tuổi vẫn còn gặp tình trạng mụn

Biểu hiện của mụn ở độ tuổi trưởng thành

Sau 30 tuổi vẫn bị mụn thường xuất hiện chủ yếu ở hai bên má và cằm. Mụn có thể tái phát, gây tổn thương liên tục cho cấu trúc da, làm cho da khó phục hồi và dễ bị lão hóa sớm. Điều này xảy ra vì ở tuổi trưởng thành, quá trình tái tạo collagenelastin đã bị suy yếu, làm cho da trở nên khó chữa lành hơn.

Trái ngược với mụn ở tuổi trưởng thành, mụn ở tuổi dậy thì thường gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, sau khi tuổi dậy thì kết thúc, mụn thường giảm dần và da có khả năng phục hồi nhanh chóng.

sau-30-tuoi-van-bi-mun-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-mun 2
Mụn thường chủ yếu xuất hiện ở 2 bên má và cằm

Cách phòng ngừa và điều trị mụn sau 30 tuổi

Có nhiều cách giúp phòng ngừa và điều trị mụn mọc sau 30 tuổi, bao gồm các phương pháp chăm sóc cải thiện làn da mụn, sử dụng thuốc không kê đơn và phương pháp giảm mụn cơ học. Làm sạch da vẫn là bước quan trọng nhất để giảm mụn ở mọi độ tuổi. 

Tuy nhiên, sau 30 tuổi vẫn bị mụn nên việc kết hợp chú ý sử dụng các sản phẩm kem dưỡng ẩm và kem chống nắng phù hợp với làn da trở nên cần thiết hơn. Dưới đây là một số giải pháp để giảm mụn:

Làm sạch da mặt

Việc rửa mặt mỗi ngày 2 lần là một phần quan trọng của chăm sóc da để loại bỏ cặn bẩn, dầu thừa, lớp trang điểm tích tụ trên da, giúp phòng ngừa và điều trị mụn mọc sau tuổi 30.

Ngoài việc rửa mặt, việc tẩy trang hàng ngày cũng rất quan trọng. Sử dụng toner chứa axit salicylic (BHA) sau khi rửa mặt có thể giúp làm sạch sâu các lỗ chân lông, ngăn chặn sự tích tụ của bã nhờn và tế bào chết, từ đó giảm nguy cơ mụn xuất hiện.

Dùng kem trị mụn

Trong trường hợp mụn nhẹ, bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi không cần kê đơn sau khi làm sạch da. Các sản phẩm chứa salicylic acid, benzoyl peroxide hoặc glycolic acid thường được khuyến nghị, vì chúng có thể kiểm soát bã nhờn, làm giảm vi khuẩn gây mụn và giúp giảm thâm.

Đối với mụn ở mức độ nặng, việc phối hợp điều trị bằng thuốc uống kê đơn do bác sĩ da liễu chỉ định là cần thiết, cùng với việc sử dụng thuốc bôi đặc trị. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày để kiểm soát mụn trứng cá gây ra do sự thay đổi nội tiết tố.

Chế độ ăn uống phù hợp

Để chăm sóc da mụn, cần phải quan tâm đến cả chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất. Trong chế độ ăn hàng ngày, tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, caffeine và thức uống có cồn. Thay vào đó, cần tăng cường uống nước và tiêu thụ nhiều rau củ quả, bổ sung vitamin E và C, cũng như men vi sinh có trong các sản phẩm như sữa chua, thức uống lên men.

Tập thể dục có thể giúp cải thiện lưu thông máu, kích thích quá trình trao đổi chất trong cơ thể và giảm viêm da, từ đó giúp cải thiện tình trạng mụn một cách hiệu quả.

sau-30-tuoi-van-bi-mun-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc-mun 3
Tập thể dục giúp giảm tình trạng mụn

Hạn chế bị stress

Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến sự thay đổi trong hệ thống nội tiết, đó là nguyên nhân gây ra mụn ẩn. Ngoài việc gia tăng sự xuất hiện của mụn, căng thẳng còn làm cho các vấn đề da hiện có như mụn, thâm, nám và nếp nhăn trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, nếu vẫn tiếp tục sống trong tình trạng căng thẳng, bạn sẽ phải đối mặt với mụn trong thời gian dài.

Phương pháp thẩm mỹ

Nếu đã thử hết các biện pháp nhưng tình trạng mụn vẫn không thuyên giảm, bạn có thể tìm đến các phương pháp khác nhằm hỗ trợ và rút ngắn thời gian điều trị. Đó có thể là việc lấy nhân mụn y khoa, sử dụng ánh sáng sinh học, hoặc chiếu tia laser, các phương pháp này có thể mang lại hiệu quả trong việc giảm mụn và cải thiện làn da của bạn.

Mong rằng những thông tin trên cung cấp cái nhìn tổng quan về tình trạng sau 30 tuổi vẫn bị mụn, từ nguyên nhân đến các biện pháp phòng tránh và điều trị. Để giữ cho làn da khỏe mạnh và tránh tình trạng mụn, việc duy trì một chế độ chăm sóc da đúng cách, lành mạnh cùng việc kiểm soát các yếu tố gây mụn là rất quan trọng.

Xem thêm: Đeo khẩu trang bị mụn: Làm sao để khắc phục?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin