Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thần kinh - Tinh thần/
  4. Co giật

Co giật: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩNguyễn Thị Hải Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học cổ truyền từ Đại học Y Hà Nội năm 2018, bác sĩ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm tại Khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 4/2020, bác sĩ chuyển sang công tác trong lĩnh vực tiêm chủng. Đến nay, bác sĩ đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tiêm chủng và hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Co giật là hiện tượng thần kinh xảy ra khi có hoạt động bất thường của tế bào thần kinh, dẫn đến các cơn co thắt cơ không kiểm soát được. Đây có thể là triệu chứng của các vấn đề thần kinh khác nhau. Có nguyên nhân bắt nguồn từ các hoạt động điện bất thường bên trong não bộ. Trên lâm sàng, rất nhiều loại co giật có thể kể đến như co giật động kinh, co giật toàn thể ở trẻ em, co giật người lớn, co giật cục bộ hay co giật do sốt và một số thể bệnh co giật khác.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung co giật

Co giật là do sự xuất hiện hoạt động điện bất thường trong não diễn ra nhanh chóng làm bạn cảm thấy cứng và co thắt cơ không kiểm soát được cùng với ý thức bị thay đổi. Thông thường các cơn co giật sẽ tự hết trong vài phút.

Các cơn co giật thường đến đột ngột. Thời gian và mức độ nghiêm trọng của chúng có thể khác nhau. Cơn co giật có thể xảy ra với bạn chỉ một lần hoặc lặp đi lặp lại. Nếu chúng tiếp tục quay trở lại, đó là chứng động kinh hoặc rối loạn co giật. Ít hơn 1/10 người bị co giật bị động kinh.

Triệu chứng co giật

Những dấu hiệu và triệu chứng của co giật

Với cơn co giật điển hình, người bệnh sẽ có những biểu hiện co cứng, sau đó chuyển sang giai đoạn giật chân tay hoặc toàn thân và có thể ngất lịm sau vài phút. Tuy nhiên, các triệu chứng cụ thể phụ thuộc vào phần nào của não có liên quan. Các triệu chứng xảy ra đột ngột và có thể bao gồm:

  • Thực hiện các hành vi vô thức.
  • Mất nhận thức (bệnh nhân sẽ không thể nhớ trong một khoảng thời gian ngắn).
  • Không kiểm soát được hành vi của mình.
  • Chảy nước dãi hoặc có bọt ở miệng.
  • Đại tiểu tiện không kiểm soát.
  • Giật cơ ở một số phần trên cơ thể như tay, chân, khóe miệng, mắt…
  • Cảm nhận có vị đắng hoặc vị kim loại trong miệng.
  • Thay đổi tâm trạng, chẳng hạn như tức giận đột ngột, sợ hãi không giải thích được, hoảng sợ, vui vẻ hoặc cười.
  • Nghiến răng.
  • Ngừng thở tạm thời.

Các triệu chứng có thể ngừng sau vài giây hoặc vài phút, hoặc đến 15 phút nhưng hiếm khi kéo dài lâu hơn. Bệnh nhân có thể có các triệu chứng cảnh báo trước khi cơn co giật xảy ra, chẳng hạn như:

  • Sợ hãi hoặc lo lắng, bồn chồn.
  • Buồn nôn.
  • Chóng mặt (cảm giác như thể bạn đang quay tròn hoặc di chuyển).
  • Xuất hiện nhiều ảo giác trước mắt.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu triệu chứng co giật ở trẻ em.

Hiểu rõ triệu chứng, hành động ngay: Co giật toàn thân có đặc điểm như thế nào?

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh co giật

Co giật sẽ không gây nguy hiểm, thông thường sẽ hết sau một thời gian ngắn mà không gây hậu quả nghiêm trọng.

Tuy nhiên nếu cơn co giật không hết trong một thời gian nhất định mà không được kịp thời sơ cứu sẽ rất nguy hiểm.

Một số biến chứng của co giật:

  • Một số cơn co giật có thể khiến bạn mất kiểm soát hoàn toàn cơ thể. Điều này có thể dẫn đến ngã và các chuyển động khác có thể dẫn đến thương tích.
  • Nếu bạn không được điều trị co giật, các triệu chứng của chúng có thể trở nên tồi tệ hơn và kéo dài hơn. Cơn co giật kéo dài có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong.
  • Những người mắc chứng co giật có tỷ lệ mắc chứng rối loạn lưỡng cựctrầm cảm cao hơn những người khác.
Co giật 4
Co giật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường các cơn co giật sẽ tự hết trong vài phút. Tuy nhiên, bạn cần gặp ngay bác sĩ trong những vấn đề sau:

  • Đây là lần đầu tiên người lên cơn.
  • Cơn co giật kéo dài 2 đến 5 phút hoặc là hơn.
  • Bệnh nhân bất tỉnh sau cơn co giật.
  • Một cơn động kinh khác bắt đầu ngay sau khi cơn động kinh kết thúc.
  • Người bị co giật trong nước.
  • Người đang mang thai, bị thương hoặc mắc bệnh tiểu đường.
  • Có điều gì khác biệt về cơn co giật này so với cơn co giật thông thường của bạn.

Nguyên nhân co giật

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng co giật bao gồm:

  • Nồng độ natri hoặc glucose bất thường trong máu.
  • Nhiễm trùng não, bao gồm viêm màng não và viêm não.
  • Tổn thương não xảy ra cho em bé trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh nở.
  • Các vấn đề về não xảy ra trước khi sinh (khuyết tật não bẩm sinh).
  • Khối u não (hiếm gặp).
  • Lạm dụng ma tuý, cocaine, amphetamine.
  • Điện giật.
  • Động kinh.
  • Sốt (đặc biệt ở trẻ nhỏ).
  • Chấn thương đầu.
  • Bệnh tim.
  • Phenylketone niệu (PKU), có thể gây co giật ở trẻ sơ sinh.
  • Đột quỵ.
  • Nhiễm độc máu khi mang thai.
  • Độc tố tích tụ trong cơ thể do suy gan hoặc thận.
  • Huyết áp rất cao (tăng huyết áp ác tính).
  • Vết cắn và vết đốt có nọc độc (chẳng hạn như vết rắn cắn).
  • Bỏ rượu hoặc một số loại thuốc sau khi sử dụng trong một thời gian dài.

Đôi khi, không thể tìm ra nguyên nhân. Đây được gọi là cơ giật tự phát. Chúng thường được thấy ở trẻ em và thanh niên, nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Có thể có tiền sử gia đình bị động kinh hoặc co giật.

Đối phó với nguyên nhân, tránh biến chứng: Các loại co giật thường gặp nhất và nguyên nhân chính gây ra bệnh

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh co giật

Co giật có nguy hiểm không?

Co giật có thể nguy hiểm tùy vào nguyên nhân và mức độ. Nó có thể gây chấn thương, ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn và thậm chí tử vong nếu kéo dài hoặc không được xử lý kịp thời. Nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc xảy ra liên tiếp, ngay lập tức đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất.

Cơn co giật ngắn và tự cắt cơn tại nhà có cần phải đến bệnh viện không?

Các sai lầm khi xử trí co giật tại nhà?

Co giật có ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh sau này không?

Co giật có điều trị dứt điểm được không?

Hỏi đáp (0 bình luận)