Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Sau khi xạ trị nên làm gì để giúp bệnh nhân ung thư khỏe hơn?

Ngày 27/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư phổ biến, thường được bác sĩ sử dụng như phương pháp điều trị chính hoặc là liệu pháp bổ trợ trong kế hoạch điều trị ung thư. Theo thống kê, ước tính có khoảng 50 - 60% bệnh nhân sử dụng phương pháp xạ trị để điều trị ung thư. Vậy sau khi xạ trị nên làm gì là điều mà bệnh nhân ung thư và người nhà đặc biệt quan tâm rất nhiều.

Các tác dụng phụ bệnh nhân sẽ gặp trong suốt quá trình điều trị như buồn nôn, rụng tóc, đau sau xạ trị,... sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, sau khi xạ trị nên làm gì? Cần chăm sóc người sau xạ trị như thế nào? Người xạ trị nên ăn gì? Xạ trị nên kiêng gì? Hãy cùng các chuyên gia trong ngành tìm hiểu để có cái nhìn tổng quan và có những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị nhé.

Xạ trị gây ra những tác dụng phụ gì?

Xạ trị ung thư là phương pháp điều trị bệnh bằng cách sử dụng chùm tia bức xạ nhằm kiểm soát hoặc tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp sẽ điều trị bệnh ung thư bằng cách làm ảnh hướng đến DNA thông qua tia xạ, từ đó phá hủy các tế bào ung thư. Tuy nhiên, tế bào ung thư sẽ không lập tức bị tiêu diệt, cần khoảng vài ngày đến vài tuần để thấy được tác dụng của liệu trình.

Sau-khi-xa-tri-nen-lam-gi 2.png
Rụng tóc tình trạng phổ biến trong điều trị ung thư

Quá trình xạ trị thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, sau khi xạ trị nên làm gì để có thể cải thiện triệu chứng của các tác dụng phụ này? Mỗi tác dụng phụ khi điều trị ung thư cần có những biện pháp cải thiện triệu chứng khác nhau:

  • Mệt mỏi: Cơ thể sẽ bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường. Cần cho bệnh nhân cần nghỉ ngơi nhiều, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, có thể tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng.
  • Buồn nôn, nôn ói, chán ăn: Triệu chứng phổ biến với bệnh nhân điều trị ung thư. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, uống nhiều nước để hạn chế tình trạng cơ thể mất nước do nôn ói.
  • Tiêu chảy: Cùng với buồn nôn, nôn, tiêu chảy cũng là một triệu chứng phổ biến với bệnh nhân điều trị ung thư. Cần bổ sung thực phẩm giàu chất kali và natri như chuối, khoai, gạo trắng, rau củ như cà rốt, bí đỏ,... Hạn chế thực phẩm giàu chất xơ (măng, rau nhiều xơ sợi), bổ sung nước điện giải để hạn chế mất nước.
  • Các triệu chứng trên da: Điển hình như sưng tấy, đỏ rát, lở loét, phát ban,… là các triệu chứng phổ biến khi xạ trị. Cải thiện bằng cách sử dụng các sản phẩm bôi trên da được bác sĩ chỉ định, hạn chế da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời,...
  • Rụng tóc: Tình trạng chỉ xảy ra trong điều trị ung thư trên đầu hoặc tại các vị trí gần vùng đầu. Để cải thiện tình trạng cần giữ da đầu sạch sẽ, sử dụng dầu gội lành tính hạn chế các loại tẩy rửa mạnh. Tránh tiếp xúc da trực tiếp ánh sáng mặt trời. Cung cấp một chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Bệnh nhân sau khi xạ trị nên làm gì?

Người bệnh khi đã quyết định tiến hành điều trị ung thư cần phải tuyệt đối nghe theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ để liệu trình điều trị mang lại hiệu quả cao nhất. Trước và sau xạ trị, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi tốt nhất. 

Bệnh nhân trước khi tiến hành xạ trị sẽ được chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, hạn chế căng thẳng, sợ hãi. Và đặc biệt, cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường thể lực, hạn chế tối đa vấn đề viêm nhiễm cục bộ.

Trong quá trình xạ trị, bệnh nhân sẽ có cảm giác mệt mỏi và cần ăn nhẹ, ăn những thức ăn mềm, ở dạng lỏng. Trường hợp người bệnh khi xuất hiện các triệu chứng như chán ăn, ăn không ngon, xuất huyết, đau,... thì sẽ được các bác sĩ lưu ý, điều chỉnh phác đồ điều trị và liều lượng thuốc sử dụng. Lưu ý, cần bảo vệ những phần da không chiếu xạ, bệnh nhân sẽ được sử dụng vitamin B, thuốc an thần, hấp thụ đầy đủ nước để làm giảm các phản ứng trên cơ thể.

Người nhà khi chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý, nên bổ sung các chất đạm, rau xanh và chất béo. Thời gian này người bệnh sẽ cảm thấy khó ăn, tuy nhiên, hãy cố gắng động viên và tìm cách để bệnh nhân có thể ăn uống đủ chất.

Bước quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe và hiệu quả điều trị của bệnh nhân đó là quá trình chăm sóc sau xạ trị. Khi có sức khỏe tốt thì việc điều trị ung thư sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Lưu ý: Đối với một số trường hợp xạ trị như xạ trị thực quản, sau xạ trị người bệnh cần ăn những loại thức ăn mềm, xạ trị điều trị ung thư trực tràng thì cần tìm cách tránh bị táo bón,...

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh nhân xạ trị

Người xạ trị nên ăn gì?

Trước khi chuẩn bị xạ trị, bệnh nhân sẽ cần được chuẩn bị tinh thần và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Cần lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp nhất với tình trạng bệnh và những vấn đề bệnh nhân đang gặp phải và lập kế hoạch ăn uống chi tiết với chế độ dinh dưỡng cân bằng. Người bệnh cần đảm bảo đầy đủ các nhóm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn một ngày.

Bên cạnh đó, ưu tiên sử dụng đạm thực vật từ các loại đậu hay các loại hạt. Lựa chọn tiêu thụ axit béo giàu omega-3 từ các loại cá như cá hồi, cá trích,... thay cho loại thịt đỏ cũng giúp thực đơn cho người xạ trị thêm lành mạnh.

Sau-khi-xa-tri-nen-lam-gi 3.png
Thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho người xạ trị ung thư

Xạ trị nên kiêng gì?

Ngoài ra, người xạ trị nên cần tránh một số thực phẩm bao gồm:

  • Các thực phẩm có mùi hoặc nặng mùi;
  • Các thực phẩm khô, cứng gây khó nuốt;
  • Sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn;
  • Các thực phẩm cay nóng;
  • Sử dụng nước ngọt có gas;
  • Các sản phẩm đóng hộp không đủ dinh dưỡng.

Khoảng thời gian này, bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, chán ăn nhưng cần tìm cách cho bệnh nhân ăn đủ chất. Bệnh nhân ung thư cần được cung cấp với tỉ lệ dinh dưỡng cân đối dành cho người ung thư. Sức khỏe của bệnh nhân ổn định, tốt thì khi xạ trị hoặc phẫu thuật thì sẽ có kết quả tốt hơn.

Lưu ý trong điều trị tác dụng phụ trên da

Quá trình điều trị tác dụng phụ trên da phụ thuộc vào các triệu chứng cụ thể, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân. Vậy sau khi xạ trị nên làm gì để điều trị các tác dụng phụ trên da? Các chuyên gia y tế sẽ kiểm tra những vùng da bị tổn thương, mức độ khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động cá nhân hằng ngày, hạn chế vùng chiếu xạ biến chứng và nguy cơ nhiễm trùng.

Chăm sóc da trong thời gian điều trị ung thư cần giữ cho da sạch sẽ, cấp ẩm đầy đủ và bảo vệ da khỏi kích ứng, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ có thể kê đơn sử dụng corticosteroid, kháng sinh, kháng histamin,... tùy thuộc vào vấn đề của da bệnh nhân, có thể dùng dạng bôi da hoặc thuốc uống. Nếu vấn đề càng nghiêm trọng, kế hoạch điều trị ung thư có thể được thay đổi cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Sau-khi-xa-tri-nen-lam-gi 4.png
Sau khi xạ trị nên làm gì? Thông báo với bác sĩ khi có dấu hiệu kích ứng da trong quá trình xạ trị

Trên đây là một số cách hướng dẫn cơ bản người nhà bệnh nhân sau khi xạ trị nên làm gì, cần chuẩn bị tâm lý như thế nào để có một tinh thần ổn định trong điều trị. Việc phát hiện sớm là cách tốt nhất để nâng cao hiệu quả điều trị ung thư. Vì thế, bạn nên khám sức khỏe định kỳ hoặc nếu nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ thì nên đi khám sớm để bảo vệ sức khỏe, tránh tình trạng phát hiện muộn khi bệnh đã ở giai đoạn cuối dẫn đến điều trị vô cùng khó khăn và tốn kém.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm