Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sau phẫu thuật có được ăn mắm tôm không? Thực phẩm nên bổ sung cho người sau phẫu thuật

Ngày 03/09/2023
Kích thước chữ

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật luôn là vấn đề được người bệnh quan tâm hàng đầu, bởi nó ảnh hưởng đến quá trình lành thương. Vậy sau phẫu thuật có được ăn mắm tôm không, nên bổ sung những thực phẩm nào để mau phục hồi. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm lời giải đáp nhé!

Theo thông tin từ các chuyên gia cho biết khi bị vết thương hở bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm có tính tanh như cá, tôm, mực, cua,... Do đó nhiều người băn khoăn rằng liệu có thể ăn những thực phẩm chế biến từ tôm, mực, cá hay không. Cùng tìm hiểu sau phẫu thuật có được ăn mắm tôm không nhé.

Mắm tôm có những thành phần dinh dưỡng nào?

Mắm tôm là một món ăn dân dã, được làm từ nguyên liệu như tôm hoặc moi ướp muối lên men. Không chỉ là món ăn tuyệt hảo khi kết hợp với bún đậu mà còn là “linh hồn” của những món ăn khác.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, mắm tôm có thể chứa ít calo, carbohydrates nhưng lại nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt mắm tôm rất giàu DHA. Đây là một thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển não bộ. Đối với người trưởng thành, DHA giúp phòng chống bệnh tim, bệnh xương khớp, ngăn ngừa đột quỵ và kiểm soát lượng đường trong máu của người bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, mắm tôm còn chứa một chất chống oxy hóa là astaxanthin giúp ngăn ngừa nếp nhăn và bảo vệ da. Mắm tôm còn chứa một lượng selen lớn, chứa nhiều phốt pho, vitamin B12, vitamin D, canxi cùng một số chất dinh dưỡng quan trọng khác.

sau-phau-thuat-co-duoc-an-mam-tom-khong-nhung-thuc-pham-nen-bo-sung-cho-nguoi-sau-phau-thuat 1.jpg
Mắm tôm chứa ít calo, carbohydrates nhưng lại nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt rất giàu DHA

Sau phẫu thuật có được ăn mắm tôm không?

Người bệnh đắn đo rằng sau phẫu thuật có được ăn mắm tôm không mặc dù mắm tôm khá giàu dinh dưỡng, bởi mọi người lo lắng sẽ ảnh hưởng đến quá trình lành thương.

Câu trả lời cho thắc mắc nêu trên là người bệnh nên hạn chế tối đa việc ăn mắm tôm sau khi thực hiện phẫu thuật. Một số lý do sau phẫu thuật người bệnh không nên ăn mắm tôm như sau:

  • Mắm tôm có hàm lượng protein và canxi cao, những dinh dưỡng này sẽ tham gia vào quá trình chữa lành vết thương nhưng lại gây phản ứng ngứa ngáy, khó chịu thậm chí có thể gây dị ứng toàn thân, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình điều trị.
  • Mắm tôm chứa axit amin tyrosine, khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ sản sinh melanin. Melanin có thể sẽ khiến vùng vết thương hình thành sẹo thâm, sạm màu gây mất thẩm mỹ.
  • Đối với mắm tôm chế biến không hợp vệ sinh sẽ khiến bệnh nhân dễ bị ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy,... bởi người sau phẫu thuật sức đề kháng còn yếu. Ngoài ra, nếu mắm tôm không đảm bảo vệ sinh có thể có vi khuẩn E.coli gây ngộ độc và vi khuẩn Salmonella gây thương hàn.
  • Mắm tôm được chế biến từ tôm, cá tươi,... nên khi ăn nhiều sẽ thừa đạm, kích thích sản sinh tế bào quá mức gây nên sẹo lồi. Ngoài ra, nếu trong quá trình lên da non, tiêu thụ mắm tôm có thể khiến quá trình phục hồi chậm hơn thậm chí có tiến triển xấu hơn.
  • Mắm tôm có mùi đặc trưng do quá trình lên men enzyme có trong ruột tôm. Người bệnh sau phẫu thuật cơ thể yếu, mệt mỏi, chán ăn vì vậy những thực phẩm nặng mùi như mắm tôm sẽ khiến người bệnh dễ buồn nôn, đắng miệng và mất cảm giác ngon miệng khi ăn.
sau-phau-thuat-co-duoc-an-mam-tom-khong-nhung-thuc-pham-nen-bo-sung-cho-nguoi-sau-phau-thuat 2.jpg
Người bệnh đắn đo rằng sau phẫu thuật có được ăn mắm tôm không 

Những thực phẩm cần bổ sung cho người sau phẫu thuật

Qua phân tích nêu trên, có lẽ chúng ta đã có đáp án cho mình để trả lời câu hỏi sau phẫu thuật có được ăn mắm tôm không. Bên cạnh việc hạn chế ăn mắm tôm thì xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt giúp người bệnh tăng cường khả năng phục hồi. Dưới đây là một số gợi ý về dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật.

Bù nước

Sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân có thể sẽ mất nhiều nước. Vì vậy cần bổ sung lại nước cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung nước bằng cách cho bệnh nhân uống nước lọc, nước trái cây, sữa, canh, súp hoặc những món ăn có nước. Người bệnh nên bổ sung từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày và tránh sử dụng những đồ uống chứa caffein.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ

Một biến chứng thường xảy ra đối với bệnh nhân sau phẫu thuật đó là tình trạng táo bón. Nhưng bạn đừng lo lắng, nếu bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ dinh dưỡng thì đây không còn là vấn đề bởi chất xơ đóng vai trò chủ yếu trong việc ngăn ngừa táo bón. Những thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và các loại rau.

Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất

Rau quả tươi và trái cây là nguồn cung cấp lượng vitamin và khoáng chất tuyệt vời cho cơ thể, đây là dinh dưỡng rất cần thiết trong quá trình lành vết thương sau phẫu thuật. Đặc biệt, vitamin C trong các loại trái cây như cam, bưởi, quýt, kiwi,... giúp nâng cao sức đề kháng cho người bệnh, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, thúc đẩy quá trình lành thương.

Ngoài ra, beta-carotene là chất sẽ được chuyển hóa thành vitamin A khi vào cơ thể, quan trọng đối với việc hình thành mô. Những thực phẩm giàu beta-carotene có thể kể đến như cà rốt, đu đủ, khoai lang, bí đỏ,...

sau-phau-thuat-co-duoc-an-mam-tom-khong-nhung-thuc-pham-nen-bo-sung-cho-nguoi-sau-phau-thuat 3.jpg
Vitamin C trong các loại trái cây giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn sau phẫu thuật

Một số lưu ý về chăm sóc cho người sau phẫu thuật

Ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau trong cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ như :

  • Tuân theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc và chăm sóc vết thương.
  • Chú trọng đến chế độ nghỉ ngơi của người bệnh. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi hợp lý, không vận động mạnh gây tác động đến vết thương.
  • Thường xuyên vệ sinh vết thương, luôn giữ cho vết thương khô ráo, sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn hoặc virus để tránh tình trạng nhiễm trùng vết mổ.
  • Khi tắm cần lưu ý với bệnh nhân nên che vết thương kỹ càng để không bị viêm nhiễm do nước gây ra, điều này ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của vết thương.
  • Khi có một trong những dấu hiệu sau thì nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời: Bệnh nhân bị sốt trên 38.5 độ C, vết mổ bị sưng tấy, đọng dịch gây đau đớn; vết thương có hiện tượng chảy mủ, có mùi khó chịu; vết mổ sau 3 - 4 ngày có cảm giác đau nhức dữ dội.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ việc sau phẫu thuật có được ăn mắm tôm không. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người sẽ có những phản ứng khác nhau với mắm tôm, tuy vậy để quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng và không để lại những vết sẹo thiếu thẩm mỹ thì người bệnh cần hạn chế ăn mắm tôm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến việc lựa chọn những thực phẩm phù hợp, xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý cũng như cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật để hỗ trợ cho quá trình phục hồi vết thương của người bệnh nhé! 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm