Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Say nắng chuột rút có nguy hiểm không? Cách chữa trị ra sao?

Ngày 04/07/2022
Kích thước chữ

Say nắng chuột rút có nguy hiểm không? Cách chữa trị ra sao? Trên thực tế, việc áp dụng các cách điều trị kịp thời sẽ giúp tránh được những biến chứng có thể xảy ra đối với sức khoẻ.

Say nắng chuột rút là hiện tượng gây ra bởi sự tiếp xúc ban đầu của cơ thể với nhiệt độ cao, hoặc tập luyện mạnh khi chưa được khởi động kĩ càng. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao, đón đọc ngay bài viết dưới đây. 

Say nắng chuột rút là gì?

Say nắng là hiện tượng sốc nhiệt gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Nhiệt độ cơ thể khi bị say nắng có thể thể đạt đến 40oC hoặc cao hơn. Say nắng gây ra bởi nhiều yếu tố như: Nhiệt độ cao, môi trường, hoạt động thể chất với cường độ cao, hoặc một số điều kiện ngoại cảnh khác… Tình trạng này, nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời, hậu quả mà nó để lại sẽ vô cùng nặng nề như tổn thương não, suy cơ quan hoặc tử vong.

Giải đáp: Say nắng chuột rút có nguy hiểm không? Cách chữa trị ra sao 1 Say nắng bị chuột rút

Say nắng chuột rút là trường hợp cơ bản nhất của tình trạng say nắng. Tình trạng này là phổ biến trong thời điểm thời tiết nắng nóng của mùa hè, hoặc những nơi kín khí. Mức độ bệnh có thể xuất hiện ở trạng thái từ trung bình đến rất nặng. Những trường hợp nhẹ có thể hồi phục ngay sau khi hạ thân nhiệt, không phải theo dõi sức khỏe thời gian sau hồi phục.

Một số dấu hiệu khi bị say nắng chuột rút đó là: Đổ nhiều mồ hôi (đặc biệt nhiều ở cổ, nách, bẹn,…), xuất hiện cảm giác mệt mỏi, khát nước và tình trạng co thắt vùng cơ ở bắp chân, đùi, cánh tay, và vùng cơ quanh bụng. 

Say nắng ở dạng chuột rút thường được xử lý nhanh chóng bằng cách bổ sung muối và nước vào trong cơ thể. Giúp cân bằng nhiệt và giãn cơ trong thời gian ngắn. Người bị say nắng có thể sử dụng nước điện giải hoặc nước muối loãng uống thay nước trong lúc bị chuột rút. 

Nguyên nhân gây nên bệnh say nắng chuột rút

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng say nắng do nhiều yếu tố. 

Say nắng do điều kiện môi trường 

Hiện tượng này còn được gọi là tình trạng sốc nhiệt, xảy ra do nhiệt độ môi trường nắng nóng. Kết hợp với đó là một lượng lớn bức xạ nhiệt từ ánh sáng mặt trời gây nên sự tăng nhiệt độ đột ngột của cơ. 

Giải đáp: Say nắng chuột rút có nguy hiểm không? Cách chữa trị ra sao 2 Say nắng do tiếp xúc quá lâu dưới thời tiết khắc nghiệt

Sốc nhiệt hình thành do thời gian tiếp xúc giữa cơ thể và môi trường nắng nóng quá lâu. Người tiếp xúc không có bất kì vật dụng che chắn nào như: Mũ vành rộng, quần áo dài tay, kính râm, găng tay chống nắng,… 

Ngoài ra, tình trạng này còn xảy ra khi bạn bị mất quá nhiều muối và nước thông qua việc tiết mồ hôi điều hòa thân nhiệt.

Say nắng do cường độ hoạt động mạnh và liên tục

Khi bạn hoạt động với cường độ mạnh và liên tục như: Tập Gym, chạy bộ, hoặc tập luyện các môn thể thao chuyên nghiệp… cơ thể sẽ có cơ chế nóng lên do sự vận động của cơ. Từ đó, dẫn đến sự hoạt động quá mức của tuyến mồ hôi, khiến cho cơ thể bị mất nước, gây nên các tình trạng như: mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, bủn rủn chân tay,… 

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác có thể kể đến như: Mặc quần áo bó sát, không thoáng khí,uống các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…

Say nắng chuột rút có nguy hiểm không?

Khi bị say nắng, dấu hiệu đầu tiên của cơ thể sẽ là tình trạng sốc nhiệt. Nếu không có các biện pháp sơ cứu và điều trị kịp thời, nguy cơ cao bệnh nhân sẽ gặp phải một số biến chứng như:

  • Tổn thương não: Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, thanh quản bị bó hẹp, làm giảm lượng oxy lên não. Lâu dần sẽ làm tê liệt một số dây thần kinh tại não.
  • Suy giảm chức năng của một số cơ quan như: Gan, thận, tuyến tụy và dạ dày.
  • Một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị đột quỵ, gây liệt hoặc thậm chí là tử vong. 

Các biện pháp khắc phục khi bị chuột rút khi bị say nắng

Giải nhiệt cơ thể là một trong những cách giúp giảm tình trạng say nắng hiệu quả nhất. Để làm được điều đó, bạn có thể tham khảo một số phương thức thực hiện sau:

  • Thực hiện đưa người bị say nắng đến những nơi có nhiệt độ thấp, thoáng khí và mát mẻ. Kết hợp với chườm, đắp khăn lạnh hoặc đá lên trán, cổ, nách, bẹn... giúp hạ thân nhiệt một cách nhanh chóng nhất.
  • Cởi bớt đồ trên người bệnh nhân như vòng cổ, bông tai, dây thắt lưng, cúc áo,... giúp người bệnh dễ thở hơn, tránh làm bít tắc lỗ chân lông.
Giải đáp: Say nắng chuột rút có nguy hiểm không? Cách chữa trị ra sao 3 Bổ sung nước uống đầy đủ
  • Cung cấp thêm nước và muối khoáng cho người bệnh: Khi bị say nắng, một lượng lớn nước và muối đã bị thoát ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi. Vì thế, cần nhanh chóng bổ sung lại lượng vừa đủ khoáng chất đã mất. Giúp giảm thời gian phục hồi cho cơ thể, cũng như hạn chế những biến chứng có thể xảy ra như suy giảm chức năng gan, thận…

Trên đây là những thông tin về tình trạng say nắng chuột rút. Giải đáp thắc mắc say nắng dạng chuột rút có nguy hiểm không, cùng với đó là các biện pháp khắc phục phù hợp. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm vốn hiểu biết, kiến thức về tình trạng này. Để từ đó nhận biết mức độ nguy hiểm, cũng như áp dụng cách sơ cứu bệnh nhân bị say nắng khoa học nhất. 

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Mùa hè