Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Say nắng uống thuốc gì? Mách bạn một số phương pháp điều trị hiệu quả 

Ngày 06/07/2022
Kích thước chữ

Say nắng uống thuốc gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người nhằm tìm ra phương pháp trị say nắng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Say nắng là tình trạng thường gặp vào những ngày hè nắng nóng. Khi đó, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao (lên ngưỡng hơn 40 độ C), khiến người bị say nắng khó chịu. Vậy khi bị say nắng uống thuốc gì cho nhanh khỏi? 

Say nắng uống thuốc gì?

Tùy từng triệu chứng xuất hiện khi bị say nắng để lựa chọn loại thuốc sử dụng phù hợp nhất.

Các loại thuốc giãn cơ

Chuột rút là một trong những dấu hiệu thường xuyên xuất hiện khi bị say nắng. Lúc này, bạn có thể uống một số loại thuốc giãn cơ như Dantrolene. Loại thuốc sẽ làm giảm áp lực lên thành mạch, tăng tuần hoàn máu. Đồng thời làm giảm tình trạng căng cơ, co rút cơ.

Tuy nhiên, thuốc giãn cơ cần được sử dụng với liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng, để tránh tình trạng gây phản tác dụng cho cơ thể.

Say nắng uống thuốc gì? Mách bạn một số phương pháp điều trị hiệu quả 1 Sử dụng các loại thuốc giãn cơ

Dung dịch nước điện giải

Nước điện giải là hỗn hợp dung dịch muối và đường, có tác dụng cung cấp nước cho cơ thể, tránh tình trạng mất nước do đổ quá nhiều mồ hôi. Ngoài ra, dung dịch này còn cung cấp thêm các chất điện giải, giúp cân bằng và ổn định chức năng của các cơ quan trong cơ thể như hệ hô hấp, hệ tiêu hóa…

Cách dùng: Pha một gói (khoảng 18g) nước điện giải với 1 lít nước (nhiều hoặc ít hơn tùy theo khối lượng gói). Sau đó cho người bệnh uống từ từ (chia làm 10 lần, mỗi lần cách nhau 15 phút).

Ngoài ra, nếu không kịp mua nước điện giải, bạn có thể tự pha chế với công thức 5:1 tương ứng cho đường và muối. Lưu ý: khối lượng pha chế không nên vượt quá 18g/ lần.

Một số cách trị say nắng từ thiên nhiên

Say nắng uống thuốc gì? Ngoài các loại thuốc, say nắng còn có thể làm thuyên giảm với một số nguyên liệu từ thiên nhiên, đơn giản, dễ kiếm.

Chữa cảm nắng bằng nước rau má 

Rau má là loại cây thân thảo, mọc bò ở những nơi nhiều nước, ẩm mát. Loại cây này có công dụng hỗ trợ điều trị mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm, chữa lành vết thương, điều trị viêm loét dạ dày, hen suyễn và chữa say nắng…

Say nắng uống thuốc gì? Mách bạn một số phương pháp điều trị hiệu quả 2 Nước rau má trị say nắng

Các bước sơ chế rau má được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Rau má đem rửa sạch, ngâm muối để loại bỏ tạp chất có hại bám trên bề mặt lá. Sau đó để ráo nước
  • Bước 2: Đem rau má để ráo, xay lấy nước, thêm một vài hạt muối tinh.
  • Bước 3: Cho người bệnh uống nước rau má đã chuẩn bị. Lấy bã rau má còn dư đắp lên phần thái dương và gan bàn chân, hỗ trợ hạ nhiệt cho cơ thể.

Lá sen tươi giúp giảm tình trạng say nắng vào mùa hè

Lá sen có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như: Say nắng, đau bụng, tiêu chảy, giải nhiệt gan… Mặt khác, lá sen còn có khả năng làm dịu nhiệt cơ thể, khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng say nắng như nôn, tiêu chảy, chóng mặt…

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Lá sen tươi đem rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 15 phút. Sau đó vớt ra và để ráo. 
  • Bước 2: Dùng cối giã nát lá sen. Cho thêm vào một vài hạt sen, tiếp tục giã cho đến khi thành một hỗn hợp mịn, sệt.
  • Bước 3: Đem hỗn hợp vừa giã vắt lấy nước và cho người bệnh uống.

Ngoài công dụng chữa trị ngay lập tức, các bộ phận khác của cây sen còn có thể chế biến thành các món ăn. Vừa giúp giải nhiệt, vừa ngăn ngừa say nắng như: Chè hạt sen, canh ngó sen, nộm ngó sen, ngan hầm hạt sen...

Say nắng uống nước bí xanh

Bí xanh thường biết đến với tác dụng giải nhiệt, mát gan, qua các món ăn như: Canh bí hầm xương, bí luộc, rau bí xào tỏi... Ngoài ra, bí xanh còn hỗ trợ giải nhiệt cho người bị say nắng với cách thực hiện vô cùng đơn giản:

Say nắng uống thuốc gì? Mách bạn một số phương pháp điều trị hiệu quả 3 Nước bí xanh
  • Bước 1 Chuẩn bị khoảng 150g quả bí xanh, gọt vỏ, rửa sạch, để ráo nước.
  • Bước 2: Mang bí xanh đã chuẩn bị đem ép lấy nước. Cho thêm vài hạt muối, sau đó khuấy đều cho tan.
  • Bước 3: Đem cho người bệnh uống (nên chia nhỏ thành 2 - 3 lần uống).

Bột sắn dây trị say nắng 

Bột sắn dây có tính giải nhiệt cao, rất tốt cho những người bị vấn đề về đường tiêu hóa. Ngoài ra, bột sắn dây tươi còn góp phần trong công cuộc hạ nhiệt cho người say nắng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 - 3 thìa canh bột sắn dây, hòa với 300ml nước đun sôi để nguội.
  • Thêm một ít đường để tạo vị ngọt thanh.
  • Sau đó chia hỗn hợp ra làm 2 - 3 lần cho bệnh nhân uống ngay sau khi bị say nắng.

Uống nước mía để giảm say nắng

Nước mía là một trong các loại nước giải khát mùa hè ưa chuộng. Với một lượng đường lớn, nước mía có tác dụng giúp tăng huyết áp, giảm tình trạng chóng mặt cho người bị say nắng.

Đối với những người có đường ruột yếu hay bị đầy bụng, thì không nên uống quá nhiều nước mía để tránh các vấn đề không tốt cho sức khỏe. 

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc "Say nắng uống thuốc gì?". Cùng với đó là gợi ý một số cách trị say nắng từ các nguyên liệu thiên nhiên, lành tính. Hy vọng, qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin trong việc điều trị và phòng chống hiện tượng say nắng.

Minh Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Mùa hè