Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sơ cứu bỏng đúng cách nhất như thế nào?

Ngày 14/04/2022
Kích thước chữ

Trong cuộc sống, bỏng là một tai nạn thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau. Sơ cứu điều trị bỏng kịp thời sẽ giúp vết thương không trở nên tồi tệ hơn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để có thêm kiến thức về sơ cứu bỏng đúng cách nhất. 

Như bạn đã biết, bỏng là kiểu tai nạn phổ biến bởi các tác nhân khác nhau nhưng có phải ai cũng biết xử trí sơ cứu bỏng đúng cách hay không. Nếu không có kiến thức và sơ cứu vết bỏng sai cách sẽ gây ra những hậu quả không lường trước được. Bài viết sau đây của nhà thuốc Long Châu sẽ hướng dẫn sơ cứu bỏng đúng cách, mời bạn cùng tham khảo nhé!

Nguyên nhân gây bỏng

Sơ cứu bỏng đúng cách nhất như thế nào? 1 Sơ cứu bỏng bằng cách che chắn vết bỏng với gạc y tế để tránh nhiễm trùng

Bỏng là tai nạn thường xuyên gặp ở bất kỳ ai với nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể bỏng do tác động từ nhiệt bởi nước sôi, thức ăn nóng, dầu mỡ sôi nóng, lửa cháy do cháy xăng, nổ khí hay cháy củi… hoặc bỏng do tia lửa điện, tiếp xúc trực tiếp với vật nóng như kim loại nóng chảy, bàn là, bô xe máy... Có thể bỏng do điện hạ thế, cao thế, bỏng do hóa chất như axit mạnh, bazo mạnh và các chất tương tư, bỏng nắng, bỏng do bức xạ từ tia hồng ngoại, tử ngoại, tia laser...

Xử trí sơ cứu bỏng như thế nào?

Bỏng là tai nạn xảy ra thường xuyên trong đời sống, được gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau và cần phải được sơ cứu kịp thời. Sau đây là một số cách xử trí khi bị bỏng hiệu quả nhất.

Sơ cứu bị bỏng do nhiệt tại chỗ

Bước đầu tiên cần làm là loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt bằng cách đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa trên người nạn nhân, cởi bỏ quần áo đã bị cháy hay thấm nước sôi. Tiến hành cấp cứu toàn thân khi có dấu hiệu ngừng tuần hoàn, suy hô hấp do bỏng. Bước tiếp theo là nhanh chóng ngâm rửa vết bỏng với nước sạch, mát càng sớm càng tốt trong 30 phút đầu sau khi bị bỏng đồng thời nhanh chóng cởi bỏ quần áo, trang sức cá nhân. Sau đó che phủ tạm thời vết bỏng bằng vật liệu sạch như gạc y tế, khăn tay, vải màn... giúp vết thương không bị nhiễm bẩn, nhiễm vi khuẩn gây nhiễm trùng. Cuối cùng vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, đánh giá mức độ tổn thương và có phương án điều trị kịp thời.

Sơ cứu bỏng do điện

Đầu tiên, bạn cần nhanh chóng ngắt nguồn điện, đưa nạn nhân ra khỏi khu vực tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện. Lưu ý không được dùng tay trần chạm trực tiếp vào người nạn nhân cho đến khi nguồn điện được ngắt. Nếu nạn nhân có biểu hiện ngừng thở, ngừng tim cần cấp cứu ngay tại chỗ bằng cách ép tim ngoài lồng ngực cùng với hô hấp nhân tạo cho nạn nhân. Việc sơ cứu điều trị bỏng chỉ thực hiện khi nạn nhân có mạch đập, nhịp tim chậm và thở trở lại. Che phủ vết bỏng bằng gạc y tế, khăn mặt, khăn tay… để tránh nhiễm trùng vết thương. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Bỏng do hóa chất

Sơ cứu bỏng đúng cách nhất như thế nào? 2 Bỏng hóa chất cần được trung hòa và rửa sạch kịp thời

Thực tế trong đời sống, chúng ta có thể gặp một số trường hợp bỏng do hóa chất có tính chất chất mạnh như xút, axit sunfuric hay vôi tôi nóng. Khác với các loại bỏng thông thường khác, bạn cần phải trung hòa tác nhân gây bỏng bằng axit nhẹ đối với bỏng do kiềm mạnh và bằng kiềm nhẹ đối với bỏng axit mạnh.

Bước này chỉ thực hiện khi vết thương đã được được ngâm rửa bằng nước sạch. Nếu tiến hành trung hòa ngay, có thể sẽ làm cho vết thương trở nên nặng hơn do phản ứng sinh nhiệt giữa axit và bazo. Cụ thể, bạn có thể trung hòa kiềm, vôi tôi với nước vắt chanh, giấm ăn, đường glucozơ đều là những dung dịch dễ kiếm và có thể sử dụng với khối lượng lớn. Trung hòa axit mạnh, bạn có thể sử dụng nước xà phòng hay nước vôi trong để rửa. Nếu bỏng vùng nhạy cảm như bỏng mắt, bạn cần rửa với nước sạch trong 20 phút và ngay lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Những lưu ý không nên làm khi sơ cứu khi bị bỏng

Sơ cứu bỏng đúng cách nhất như thế nào? 3 Ngâm rửa vết bỏng bằng nước sạch giúp giảm nhiệt giảm đau

Một số lưu ý bạn cần nhớ không nên làm khi sơ cứu vết bỏng nếu muốn vết thương mau lành hơn. Bạn không nên sử dụng nước đá lạnh để giảm đau, giảm nhiệt vì nhiệt độ quá thấp sẽ khiến nhiệt độ thân thể giảm dẫn đến co mạch máu và làm vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn. Đây là một lỗi sai lầm mà nhiều người mắc phải trong thực tế.

Cùng với đó bạn không nên nghe theo những lời nói nhân gian khi bôi những loại như nước mắm, củ chuối… vào vết thương, đó là phản khoa học không nên thực hiện theo chỉ làm cho vết thương tồi tệ hơn thậm chí bị bệnh dị ứng. Kem đánh răng giúp trị bỏng là một quan niệm sai lầm mà nhiều người đã làm, nó chỉ chứa một ít lượng kiềm và khi thoa lên chỉ khiến nạn nhân đau đớn hơn. Không nên chọc vỡ các nốt phồng tránh trường hợp nhiễm trùng vết bỏng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về làm gì khi sơ cứu bỏng và hướng dẫn bạn cách sơ cứu khi bỏng nhanh nhất. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều điều hữu ích về các phương pháp sơ cứu điều trị bỏng.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Sơ cứubỏng