Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, là một trong các nguyên nhân gây ra tỷ lệ tử vong hàng đầu trong nhiều năm liền. Hơn thế nữa, di chứng nặng nề do tai biến để lại cũng trở thành gánh nặng đối với người bệnh, gia đình và xã hội. Do đó, việc sơ cứu đúng cách khi bị tai biến trong “thời gian vàng” chính là phương pháp hữu hiệu làm giảm nguy cơ tử vong và để lại nhiều di chứng.
Nếu như trước đây, đột quỵ thường gặp ở những người tuổi từ 50 trở lên thì hiện nay, bệnh ngày càng trẻ hóa và số lượng người bị tai biến có xu hướng tăng cao. Do đó, việc trang bị kiến thức về căn bệnh này là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu kĩ hơn về tai biến mạch máu não và cách sơ cứu khi bị tai biến.
Tai biến mạch máu não (đột quỵ) được chia làm 2 thể:
Cả hai thể đều làm cho phần não bị thiếu oxy, tế bào não bị chết chỉ sau vài phút. Sau khi đột quỵ, mỗi phút trôi qua sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết. Chính vì vậy, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt để làm giảm nguy cơ tử vong cũng như các di chứng do tai biến để lại.
Quy tắc F.A.S.T được tổ chức WHO đưa ra với mục đích giúp nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh nhân tai biến mạch máu não nhẹ, qua đó có biện pháp cấp cứu kịp thời. Trong đó:
F (face): Khuôn mặt bị mất cân đối, liệt mặt, một bên mặt chị chảy xệ, cười méo mó.
A (arm): Cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Một biểu hiện rõ ràng nhất là bệnh nhân tai biến không thể nâng hai tay qua đầu cùng lúc.
S (speech): Giọng nói thay đổi, nói ngọng, dính chữ. Bệnh nhân không thể nói những câu đơn giản.
T (time): Khi một người có những triệu chứng trên thì rất có thể họ đã bị đột quỵ, vì vậy hãy gọi ngay cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Theo số liệu thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người mới mắc tai biến mạch máu não, trong đó có tới 50% bệnh nhân tử vong. Trong số 50% người bệnh mắc tai biến sống sót có tới 92% mắc di chứng về vận động, 68% di chứng vừa và nhẹ, 27% di chứng nặng. Sau đây là các di chứng sau tai biến:
Cần gọi người trợ giúp sơ cứu tai biến mạch máu não cho bệnh nhân và lập tức gọi xe cấp cứu (115).
Trong thời gian chờ, cần theo dõi liên tục để kịp thời phát hiện các thay đổi bất thường về tình trạng của người bệnh.
Nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn hoặc nằm ngửa, nhưng cần theo dõi thường xuyên. Nếu bệnh nhân nôn mửa, cần đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng, tránh sặc chất nôn vào đường hô hấp và lưỡi không bị tụt xuống phía sau gây tắc nghẽn vùng họng và hẹp đường thở trên. Khi đặt bệnh nhân nằm nghiêng cần chú ý:
Hỗ trợ bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái nhất và theo dõi phản ứng của bệnh nhân sau đó tiến hành thực hiện sơ cứu tai biến mạch máu não.
Khi thực hiện sơ cứu đột quỵ tại chỗ thì tuyệt đối không cho bệnh nhân sử dụng thuốc hay ăn uống bất cứ thứ gì, không tự ý sử dụng biện pháp trị liệu gì như điều trị tai biến mạch máu nào bằng thuốc đông y trên người bệnh nhân mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn nắm được các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh nhân tai biến mạch máu não và phương pháp sơ cứu tai biến mạch máu não thích hợp. Đây là bệnh nguy hiểm lại diễn biến nhanh, do đó việc sơ cứu đúng cách và kịp thời là một trong các yếu tố quyết định sự sống của người bệnh.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp