Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sỏi thận đau ở đâu? Nguyên nhân và các biểu hiện của đau do sỏi thận

Ngày 15/08/2023
Kích thước chữ

Sỏi thận là một vấn đề thường gặp trong hệ tiết niệu, tác động không chỉ đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày. Đau sỏi thận có thể khởi phát từ một điểm nhỏ nhưng lan rộng khó kiểm soát tạo nên những cơn đau quặn khó chịu. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về vị trí của đau sỏi thận và cách phân biệt triệu chứng này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua các tín hiệu đặc trưng trong bài viết bên dưới.

Sỏi thận đau ở đâu, nguyên nhân và dấu hiệu đặc trưng của đau do sỏi thận là nội dung chính của bài viết này. Mời các bạn cùng Nhà thuốc Long Châu tham khảo chi tiết bên dưới.

Sỏi thận đau ở đâu và đau như thế nào?

Sỏi thận có thể gây ra nhiều triệu chứng đau đớn và khó chịu. Triệu chứng điển hình nhất là cơn đau quặn thận. Đau do sỏi thận thường bắt đầu từ vùng thắt lưng và có thể xuất phát từ một bên hoặc cả hai bên hạ sườn. Cảm giác đau có thể lan từ hố thắt lưng xuống dưới hoặc trải qua vùng hố chậu, đùi và thậm chí lan sang các cơ quan sinh dục.

Cơn đau sỏi thận thường đặc trưng bởi những nét riêng biệt như:

  • Đau nhẹ nhàng và âm ỉ: Đau ở vùng hông, thắt lưng có thể là do sỏi nhỏ đang tồn tại trong bể thận hoặc ở niệu quản.
  • Cơn đau kèm hiện tượng bí tiểu: Khi cơn đau kèm theo cảm giác bí tiểu, có thể cho thấy sỏi đang ở cổ bàng quang hoặc đã di chuyển xuống và ảnh hưởng đến niệu đạo.
  • Đau khi ngồi lâu hoặc thay đổi tư thế đột ngột: Đau này thường xuất hiện do sỏi phát triển lớn hơn, tạo áp lực lên các khu vực xung quanh và gây ra cảm giác đau và chèn ép.
  • Đau co thắt từ bên trong: Đây là cảm giác đau đặc trưng khi cơn đau quặn tác động từ bên trong, khiến bệnh nhân dù ở trong tư thế nào cũng cảm nhận sự khó chịu. Cơn đau này thường kéo dài từ 20 đến 60 phút, thậm chí có thể kéo dài trong vài giờ, kèm theo tiểu ra máu, cảm giác ớn lạnh và sốt.
Sỏi thận đau ở đâu? Nguyên nhân và các biểu hiện của đau do sỏi thận 1
Đau do sỏi thận sẽ bắt đầu từ vùng thắt lưng lan xuống hai bên mạn sườn

Nguyên nhân gây sỏi thận

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận, cụ thể:

  • Uống không đủ nước: Thiếu nước khiến nước tiểu quá đặc, dẫn đến sự lắng đọng của các tinh thể. Nếu nước tiểu chứa quá nhiều hóa chất như canxi, axit uric, cystin, có thể dẫn đến hình thành sỏi.
  • Chế độ ăn nhiều muối: Sự tiêu thụ muối quá mức trong khẩu phần ăn hằng ngày có thể dẫn đến tăng calcium và tạo điều kiện cho sỏi canxi hình thành.
  • Chế độ ăn nhiều đạm: Sự tiêu thụ đạm càng cao làm tăng pH nước tiểu và gia tăng bài tiết canxi, giảm khả năng hấp thu citrate - một chất ức chế sự hình thành sỏi.
  • Bổ sung Calcium và Vitamin C sai cách: Việc bổ sung quá nhiều canxi và vitamin C có thể tạo điều kiện cho sỏi hình thành. Vitamin C chuyển hóa thành gốc oxalat, còn canxi có thể cạnh tranh và ức chế sự hấp thu các chất khác, tạo tình trạng thừa các chất này trong cơ thể.
  • Do bệnh lý đường tiêu hóa: Các bệnh như viêm loét dạ dày, tiêu chảy có thể dẫn đến sự thay đổi trong nồng độ các chất trong nước tiểu và góp phần tạo điều kiện cho sỏi hình thành.
  • Yếu tố di truyền: Gen di truyền trong gia đình cũng có thể góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
  • Dị dạng đường tiết niệu: Các vấn đề như dị dạng đường tiết niệu từ bẩm sinh hoặc do tác động từ các bệnh như phì đại tuyến tiền liệt, túi thừa trong bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến có thể gây tắc nghẽn và tạo điều kiện cho sỏi hình thành.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn xâm nhập đường tiết niệu, gây viêm đường tiết niệu dai dẳng tạo điều kiện cho sự lắng đọng các chất và hình thành sỏi thận.
  • Béo phì: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận ở người béo phì có thể cao hơn so với người bình thường.
Sỏi thận đau ở đâu? Nguyên nhân và các biểu hiện của đau do sỏi thận 2
Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ tạo điều kiện cho sỏi hình thành

Các biểu hiện của đau sỏi thận

  • Buồn nôn hoặc nôn: Buồn nôn và nôn có thể xuất hiện khi thận bị tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn này có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và kích thích dây thần kinh liên quan tới cả thận và ruột.
  • Tiểu nhiều lần: Sỏi ở đầu hoặc cổ bàng quang có thể làm bạn cảm thấy muốn tiểu nhiều lần hơn. Nếu bạn thường xuyên tiểu nhiều lần và có triệu chứng tiểu rắt, có khả năng sỏi đang di chuyển qua niệu quản.
  • Tiểu ra máu: Sỏi thận có thể làm tổn thương niêm mạc đường tiết niệu, dẫn đến việc tiểu ra máu. Màu của nước tiểu có thể là nâu hoặc hồng. Nếu có dấu hiệu tiểu ra máu, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện.
  • Sốt, ớn lạnh: Sỏi thận có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng sốt và ớn lạnh.
  • Tiểu đục: Nước tiểu trở nên đục do có nhiều chất cặn bã hoặc có thể xuất phát từ viêm nhiễm đường tiết niệu. Nếu nước tiểu màu đục và có mùi hôi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Đau, rát khi đi tiểu, tiểu rắt: Sỏi thận có thể gây tắc đường tiểu và làm cho việc tiểu trở nên đau đớn, rát, và khó khăn.
  • Vô niệu: Sỏi niệu quản có thể gây tắc niệu quản một phần hoặc hoàn toàn, dẫn đến tình trạng vô niệu. Đây là tình trạng ít gặp nhưng có thể gây ra  suy thận cấp hoặc nguy cơ vỡ thận.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong danh sách trên hoặc có nghi ngờ về sỏi thận, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Sỏi thận đau ở đâu? Nguyên nhân và các biểu hiện của đau do sỏi thận 3
Tiểu nhiều lần, tiểu buốt là những dấu hiệu đặc trưng của bệnh sỏi thận

Nhận biết vị trí đau do sỏi thận là một việc quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình. Đau sỏi thận không chỉ đơn thuần là một cơn đau quặn ở một vị trí nhất định, mà có thể lan ra nhiều nơi và tạo ra những triệu chứng khó chịu khác nhau đi kèm. Để đối mặt với tình trạng này, việc hiểu rõ các biểu hiện và cách phân biệt chúng là điều vô cùng cần thiết. Hy vọng qua nội dung bài viết về "sỏi thận đau ở đâu?" đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và từ đó có biện pháp bảo vệ sức khỏe đúng đắn.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin