Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong cuộc sống, mọi người đều có thể gặp phải tình trạng stress với mức độ nặng hay nhẹ tùy trường hợp. Nếu bị stress trong một thời gian dài, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng. Vậy stress gây ra những bệnh gì?
Stress là trạng thái căng thẳng thần kinh do nhiều nguyên nhân gây ra như áp lực từ học tập, công việc, thi cử... Tuy nhiên, nếu triệu chứng stress quá độ sẽ dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, sức khỏe và tâm lý bị suy giảm nghiêm trọng và thậm chí có thể gây trầm cảm và làm hại chính bản thân người bệnh. Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm hiểu cụ thể stress gây ra những bệnh gì?
Stress là phản ứng của cơ thể khi bị các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong tác động đến hệ thần kinh giao cảm và cả tâm sinh lý của con người. Cơ thể sẽ tiết ra hormone khi gặp tác nhân gây stress, giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ, làm nhịp thở và nhịp tim tăng nhanh hơn.
Stress có thể kích thích sự tập trung trong học tập và công việc. Tuy nhiên, nếu stress quá độ, liên tục trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe tâm lý và thể chất và gây ra triệu chứng như chán nản, mệt mỏi, suy giảm miễn dịch, tiêu hóa kém và thậm chí gây bệnh trầm cảm.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc stress gồm:
Có hai yếu tố tác động dẫn tới stress gồm:
Sức khỏe: Người bệnh thường xuyên ốm đau, thiếu chất dinh dưỡng hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khó chữa...
Tâm lý: Thường xuyên suy nghĩ tiêu cực, kỳ vọng quá nhiều điều không thực tế, tự tạo áp lực cho bản thân, thường xuyên sử dụng chất kích thíc và mất ngủ...
Môi trường: Ô nhiễm, khói bụi, giao thông ùn tắc.
Gia đình: Mâu thuẫn với bố mẹ, người thân trong gia đình, có tang lễ.
Xã hội: Áp lực công việc, mâu thuẫn gay gắt với đồng nghiệp, bạn bè, gặp khó khăn về tài chính, thành tích học tập không tốt...
Trước khi tìm hiểu stress gây ra những bệnh gì, bạn cần nắm rõ triệu chứng của stress được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, cụ thể gồm:
Biểu hiện thể chất: Đau đầu, cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau tức ngực, tim đập nhanh, khó thở, buồn nôn và nôn...
Biểu hiện tinh thần: Buồn bã, không vui vẻ, không tập trung được trong công việc, học tập, sa sút trí nhớ, lú lẫn, thiếu quyết đoán...
Biểu hiện hành vi: Ăn uống bất thường, hút thuốc, nghiện ngập, hấp tấp, khóc lóc, tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác...
Biểu hiện cảm xúc: Tâm trạng bồn chồn, lo lắng, sợ hãi, thất vọng có thể gây căng thẳng hoặc tức giận, nóng nảy và thường xuyên khó chịu...
Khi bị stress kéo dài, bạn sẽ gặp những triệu chứng như sau:
Stress kéo dài thường dẫn tới đau đầu liên tục, đau có thể xảy ra ở một bên hoặc hai bên đầu, cơ thể mệt mỏi. Căng thẳng kéo dài khiến các chất gây hại cho bộ não được giải phóng, làm rối loạn các hormone tạo cảm giác hạnh phúc, thư giãn, dẫn đến hoạt động của hệ thần kinh, mạch máu thay đổi.
Người bị stress thường cảm thấy không có hứng thú làm việc, mất tập trung, đầu óc trống rỗng và trí nhớ suy giảm, làm việc không hiệu quả nên chán nản. Tình trạng này cứ lặp lại khiến stress lại càng kéo dài.
Người bệnh có xu hướng suy nghĩ tiêu cực và luôn cảm thấy không lối thoát. Suy nghĩ nhiều sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ như khó ngủ, mất ngủ và gây ra những rối loạn trong cơ thể.
Bệnh nhân bị stress kéo dài sẽ luôn trong trạng thái xúc động, ức chế, thường không vừa ý ngay cả những việc làm nhỏ nhặt. Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bệnh. Họ thường dễ xúc động, biểu lộ cảm xúc thái quá hoặc mất kiểm soát hành vi của mình.
Vậy stress gây ra những bệnh gì? Nếu rơi vào trạng thái stress thường xuyên và kéo dài, người bệnh sẽ gặp những tác hại sau đây:
Stress khiến các tế bào não bộ bị thiếu oxy, hoạt động kém hiệu quả và có nguy cơ bị chết dần. Stress kéo dài làm giảm chất xám, teo não dẫn tới suy giảm trí nhớ, khó tập trung hơn trong học tập, công việc, mất dần khả năng ghi nhớ và tư duy kém hơn.
Ngoài ra, stress kéo dài làm tổn thương các hoạt động của não bộ, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh rối loạn trạng thái, rối loạn thần kinh...
Đường ruột giữ vai trò như bộ não thứ hai của cơ thể vì có hàng trăm triệu tế bào thần kinh, có khả năng sản xuất ra thần kinh ruột (hormon thần kinh). Thần kinh ruột hoạt động độc lập nhưng lại liên kết chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương.
Stress kéo dài dẫn truyền thần kinh tác động lên hoạt động của dạ dà thông qua dây thần kinh phế vị, gây nên hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày... Ngoài ra, stress kéo dài còn làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột gây khó tiêu, viêm ruột, hội chứng kích thích ruột, táo bón, đau bụng, tiêu chảy... Stress gây đau dạ dày là một tình trạng phổ biến hiện nay.
Stress thường gây ra những rối loạn, làm tăng nhịp thở, nhịp tim, đồng thời làm giảm lượng máu chảy đến tim và gây những bất thường trong hoạt động tim mạch như có nguy cơ bị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim...
Stress kéo dài có thể làm gia tăng nguy cơ bị đột quỵ vì người bệnh có những cảm xúc quá độ và đã có sẵn bệnh tâm lý trong người. Theo một vài nghiên cứu, những người bị stress kéo dài có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường. Nếu tình trạng stress kéo dài không được điều trị kịp thời thì đột quỵ là có thể gây tử vong cho người bệnh.
Bạn có thể áp dụng những cách kiểm soát và giảm stress hiệu quả sau đây:
Sau khi đọc bài viết trên bạn đã hiểu được stress gây ra những bệnh gì. Do đó, khi có biểu hiện tâm lý bất ổn hay cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, bạn cần nghỉ ngơi, thư giãn và học cách kiểm soát cảm xúc hoặc có thể gặp các chuyên gia tâm lý để có biện pháp điều trị hiệu quả.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.