Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất quý báu cho sự phát triển của bé yêu. Một trong những câu hỏi thường gặp là: "Sữa mẹ có màu gì? Và liệu sữa mẹ có vị như thế nào?". Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về màu sắc và vị của sữa mẹ như thế nào là bình thường.
Ít ai biết rằng sữa mẹ cũng có màu sắc và vị riêng biệt, màu sắc và vị của sữa mẹ phản ánh chất lượng dinh dưỡng của nó. Vậy, sữa mẹ có màu gì, vị gì là bình thường?
Thường thì, sữa mẹ sẽ có màu trắng đục hoặc có thể có ánh vàng nhạt. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng vì màu sữa mẹ có thể thay đổi theo thời gian, thời điểm trong ngày và cả theo thực phẩm mà người mẹ tiêu thụ. Tùy theo từng giai đoạn, sữa mẹ sẽ có những biến đổi nhanh chóng về cả thành phần và màu sắc, theo các giai đoạn sau đây:
Vì vậy, sữa mẹ có màu gì, màu sữa mẹ được xem là tốt hay không sẽ phụ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau. Sữa mẹ màu vàng, trắng hoặc xanh non nhạt đều được coi là bình thường nếu nó phù hợp với từng thời điểm mà chúng ta đã liệt kê ở trên.
Việc xác định sữa mẹ có bình thường hay không thường dựa trên những đặc điểm như mùi thơm đặc trưng, vị nhạt và không quá mặn hoặc ngọt. Đặc biệt, sữa mẹ khi bé mới sinh ra (gọi là sữa non) thường có đặc tính đặc và thơm riêng, sau đó sẽ dần trở nên lỏng hơn. Sự khác biệt giữa sữa mẹ và các loại sữa từ động vật như sữa bò, sữa dê hay sữa công thức là rất rõ ràng. Do đó, việc so sánh và đánh giá sữa mẹ dựa trên các loại sữa khác này không phải là cách chính xác.
Thực tế cho thấy, vị của sữa mẹ có thể thay đổi đáng kể dựa trên cơ địa và chế độ ăn uống của mỗi phụ nữ trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Loại thực phẩm mẹ tiêu thụ có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hương vị của sữa. Đôi khi, sữa có thể trở nên quá mặn hoặc quá ngọt so với mức vị nhạt thông thường. Điều này còn được tác động bởi việc môi trường bảo quản sữa mẹ, làm thay đổi hương thơm và vị của sữa, có thể khiến nó trở nên tanh, nồng, hoặc thậm chí chua hơn so với ban đầu.
Bên cạnh yếu tố thời gian, màu sắc của sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi nhiều loại thực phẩm, thảo dược, thực phẩm chức năng và thậm chí các loại thuốc. Thỉnh thoảng, sữa mẹ có thể thay đổi màu sắc một cách đáng kể, tạo ra các sắc thái khác lạ, tuy nhiên, không cần quá hoảng sợ. Thay vào đó, người mẹ có thể so sánh với chế độ ăn uống gần đây của mình để xác định xem màu sắc sữa mẹ có tình trạng tốt, bình thường hay có nguy cơ gì không. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp:
Sữa mẹ màu xanh lá cây: Màu này có thể xuất phát từ việc tiêu thụ nhiều rau xanh hoặc sử dụng thảo dược. Tình trạng này thường không đáng lo ngại và không cần ngưng cho bé bú.
Sữa mẹ màu hồng, cam và đỏ: Các loại thực phẩm có màu sắc như củ dền, cà rốt, gấc, nước ép trái cây, nước ngọt có thể làm thay đổi màu sắc của sữa mẹ. Không cần phải ngừng cho bé bú trong trường hợp này.
Sữa mẹ có màu nâu, màu rỉ sét: Một ít máu có thể lẫn vào sữa mẹ, tuy nhiên, thường không gây hại cho bé. Sữa sẽ tự trở lại màu sắc bình thường sau vài ngày. Nếu tình trạng kéo dài hơn một tuần, nên tham khảo bác sĩ.
Sữa phân tách thành hai màu: Đây là hiện tượng xảy ra khi sữa được lưu trữ trong tủ lạnh. Điều này không đồng nghĩa với sữa đã hỏng. Bạn chỉ cần trộn đều hoặc lắc nhẹ bình sữa để tiếp tục sử dụng.
Sữa mẹ màu vàng: Ngoài màu vàng tự nhiên, khi sữa được đông lạnh, nó cũng có thể có màu vàng.
Sữa mẹ màu đen: Màu sữa này có thể xuất phát từ việc sử dụng kháng sinh minocin (minocycline). Việc sử dụng kháng sinh trong thời gian cho con bú thường không được khuyến khích. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Dưới đây là một số thông tin để giúp hiểu rõ hơn về hai sữa mẹ đặc hay loãng này:
Sữa mẹ đặc
Sữa mẹ đặc thường có màu trắng đục hoặc trắng ngà, vàng nhạt. Khi trữ sữa mẹ đặc trong ngăn đông hoặc ngăn mát, bạn có thể thấy một lượng chất béo dày nổi lên ở phần trên. Sữa mẹ đầu ngày cũng thường có kết cấu đặc sánh. Sữa mẹ đặc có những lợi ích sau:
Sữa mẹ loãng
Sữa mẹ loãng thường có màu trắng trong, gần giống với màu của nước vo gạo. Điều này thường là tình trạng thông thường và thường xuyên xảy ra ở nhiều mẹ đang cho con bú. Sữa mẹ loãng vẫn đảm bảo đủ chất cung cấp cho trẻ và không phải lúc nào cũng gây ra tình trạng trẻ tăng cân chậm.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng chậm của trẻ thường không liên quan đến việc sữa mẹ loãng mà có thể do những nguyên nhân khác:
Không thể khẳng định về việc sữa mẹ đặc hay loãng tốt hơn. Cả hai loại sữa đều có ưu điểm và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa của mẹ, tình trạng sức khỏe và lối sống. Quan trọng nhất là đảm bảo mẹ có chế độ ăn uống và chăm sóc sức khỏe tốt để cung cấp sữa mẹ tốt nhất cho bé. Nếu bạn lo lắng về việc nuôi con bằng sữa mẹ của mình không đủ đảm bảo cho các cử ăn của bé, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn bổ sung điều chỉnh chế độ ăn của trẻ.
Màu sắc và vị của sữa mẹ có thể đa dạng và thay đổi theo nhiều yếu tố trong cơ thể mẹ như dinh dưỡng, lối sống và tâm trạng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về sữa mẹ của mình, hãy thảo luận với các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo sự an tâm và tự tin trong việc chăm sóc bé yêu của bạn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.