Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu là một điều luôn được khuyến khích. Để đảm bảo trẻ có nguồn sữa mẹ tốt nhất, việc vắt và bảo quản sữa đòi hỏi phải đảm bảo vệ sinh cũng như được lưu trữ một cách an toàn. Một trong những vấn đề hầu hết mẹ bỉm đều quan tâm đó là sữa mẹ để trong máy hâm sữa được bao lâu
Bảo quản sữa mẹ tưởng là việc đơn giản nhưng trên thực tế không như bạn nghĩ. Sau khi hâm nóng hoặc đã rã đông, sữa mẹ chỉ dùng được trong thời gian 24 giờ và cần được giữ trong ngăn mát tủ lạnh. Ngoài ra, việc để sữa mẹ trong máy hâm sữa cũng không nên để thời gian giàn. Đừng tiếc nếu sữa còn thừa sau khoảng thời gian khuyến cáo bởi trẻ nhỏ bú phải sữa mẹ bị hư, biến chất sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trước khi giải đáp câu hỏi sữa mẹ để trong máy hâm sữa được bao lâu, chúng ta cùng tìm hiểu thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ để hiểu được vì sao các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu đời.
Sữa mẹ được mọi người công nhận là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong năm đầu đời quan trọng cho nhu cầu phát triển và sức khỏe của bé. Đó là nhờ trong thành phần của sữa mẹ có chứa tất cả các yếu tố cần thiết giúp thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sơ sinh bao gồm:
Đây là chất cơ bản để xây dựng và sửa chữa các mô. Protein sữa mẹ rất dễ tiêu hóa và rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh.
Lactose là carbohydrate chính trong sữa mẹ, cung cấp năng lượng thiết yếu và hỗ trợ sự phát triển trí não của bé.
Chất béo là nguồn năng lượng rất quan trọng cho sự phát triển của não và hệ thần kinh. Sữa mẹ cung cấp lipid chất lượng cao giúp bé dễ hấp thụ.
Sữa mẹ rất giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương, chức năng hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Những vi chất dinh dưỡng này ở dạng dễ được cơ thể bé hấp thụ.
Sữa mẹ chứa các enzyme hỗ trợ tiêu hóa và hormone giúp điều chỉnh sự thèm ăn và giấc ngủ của bé.
Các chuyên gia y tế luôn khuyến nghị nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời, sau đó tiếp tục cho con bú sữa mẹ tối đa trong năm đầu tiên và hơn thế nữa nếu có thể.
Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời từ sữa mẹ mang lại cho sự phát triển và sức khỏe của bé:
Sữa mẹ chứa kháng thể và các yếu tố miễn dịch khác giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh thông thường như nhiễm trùng tai và nhiễm trùng đường hô hấp.
Các thành phần của sữa mẹ được cân bằng lý tưởng để ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa và thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường có điểm IQ cao hơn sau này và có thể ít mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2 và béo phì.
Nuôi con bằng sữa mẹ thúc đẩy mối liên kết thiêng liêng về mặt cảm xúc giữa mẹ và con, điều này có lợi cho cả sức khỏe tinh thần và cảm xúc.
Sữa mẹ để trong máy hâm sữa được bao lâu không bị mất chất, bé uống vào vẫn an toàn sức khỏe? Đây là vấn đề được phần lớn các mẹ bỉm quan tâm khi có ý định “trữ” nguồn dinh dưỡng quý giá này cho bé yêu.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nên việc bảo quản và sử dụng an toàn là rất quan trọng để duy trì lợi ích sức khỏe cho bé. Nhiều bà mẹ phải đau đầu trong việc bảo quản nguồn sữa mẹ sau khi đã vắt ra, nhất là khi hâm nóng và làm sao bảo quản sữa một cách an toàn đến khi bé bú.
Dưới đây là một số điều mẹ bỉm cần lưu ý:
Điều quan trọng đầu tiên là phải bảo quản sữa mẹ đã vắt ra đúng cách để tránh bị hư hỏng và mất chất dinh dưỡng. Sữa mẹ nên cho vào ngăn mát hoặc tủ đông ngay nếu chưa dùng ngay:
Khi đến giờ cho bé bú, sữa mẹ cần được hâm nóng đúng cách để tránh làm hỏng hàm lượng dinh dưỡng trong sữa. Cụ thể:
Sữa mẹ sau khi đã được hâm nóng cần được sử dụng kịp thời để đảm bảo an toàn và bổ dưỡng:
Điều quan trọng là phải loại bỏ sữa mẹ đã để trong máy hâm sữa hơn một giờ hoặc để ở nhiệt độ phòng:
Như vậy, thắc mắc sữa mẹ để trong máy hâm sữa được bao lâu thì theo chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ chỉ nên để bình sữa trong máy khoảng 1 giờ đồng hồ. Sữa mẹ hoàn toàn có thể bị hỏng nếu chúng ta làm nóng trong máy hâm sữa thời gian dài. Nhiều mẹ bỉm còn chưa biết, vi khuẩn có khả năng sống được ở cả hai nhiệt độ nóng và lạnh, tuy nhiên trong môi trường ấm, ẩm và đặc biệt là môi trường giàu protein thì chúng đặc biệt sống tốt và phát triển mạnh mẽ nhất.
Bên cạnh việc nắm được sữa mẹ để trong máy hâm sữa được bao lâu thì các bậc làm cha mẹ cũng cần trang bị kiến thức về những dấu hiệu nhận biết sữa đã hỏng. Điều này rất quan trọng, giúp loại bỏ kịp thời và ngưng sử dụng sữa đã bị hỏng để không gây tác động xấu đến sức khỏe của trẻ.
Dưới đây là hướng dẫn bạn cách phân biệt sữa mẹ bị hỏng đơn giản nhất:
Sữa mẹ bình thường, nguyên dinh dưỡng sẽ có mùi hơi nhẹ như xà phòng hoặc kim loại. Trường hợp sữa mẹ để lâu sẽ có tình trạng bị phân tách ra từng lớp riêng biệt, tuy nhiên những dấu hiệu này là bình thường, bạn không cần quá lo lắng.
Nếu ngửi sữa mẹ cảm nhận dậy lên mùi chua và có hơi men, kèm theo đó là hiện tượng sữa bị vón cục là lúc này nhiều khả năng sữa mẹ đã hỏng. Mặt khác, mẹ cũng có thể nếm thử vị của sữa để xác định lại xem có đúng là sữa mẹ đã bị hỏng hay có dấu hiệu bất thường hay không.
Mẹ cần biết rằng, việc bảo quản bình sữa mẹ ở nhiệt độ cao một thời gian khá dài có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Trẻ đi tiêu ra phân lỏng, nhầy, có bọt và màu xanh, kèm theo triệu chứng sốt thì chính là những triệu chứng của bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa. Lúc này, trước hết là bạn cần cho trẻ uống thật nhiều nước, sau đó nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán đúng triệu chứng và đưa ra hướng điều trị kịp thời.
Tóm lại, việc trữ sữa mẹ để đảm bảo nguồn sữa mẹ luôn đầy đủ và sẵn sàng cung cấp cho bé là điều nên làm. Mẹ bỉm có thể bảo quản sữa bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như làm mát hoặc trữ đông túi sữa trong tủ lạnh hay ủ nóng các bình sữa chờ đến cữ ăn của bé. Dù là cách nào thì mẹ cũng phải tìm hiểu kỹ về các biện pháp bảo quản sữa tốt nhất, chẳng hạn như sữa mẹ để trong máy hâm sữa được bao lâu là tối đa, trữ lạnh sữa mấy ngày là lý tưởng,... Có như thế mới giúp trẻ hấp thu được tối đa dưỡng chất quý giá từ sữa mẹ, đề phòng trẻ bị tiêu chảy hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa khác.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.