Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Suy tuyến thượng thận là gì? Suy tuyến thượng thận có chữa được không?

Ngày 06/08/2023
Kích thước chữ

Ngày nay, xã hội phát triển, ý thức bảo vệ sức khỏe ngày càng nâng cao. Bệnh suy tuyến thượng thận càng dễ được phát hiện. Câu hỏi suy tuyến thượng thận có chữa được không hiện là nỗi băn khoăn của nhiều người.

Tuyến thượng thận là 2 tuyến nhỏ hình tam giác nằm phía trên đầu của 2 quả thận. Vậy bệnh suy tuyến thượng thận có chữa được không? Nếu chữa được thì có thể khỏi hoàn toàn không?

Tuyến thượng thận là gì?

Trước khi giải đáp cho thắc mắc suy tuyến thượng thận có chữa được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số thông tin về bộ phận này. Tuyến thượng thận là tuyến nội tiết của cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc tiết ra các hormone: Adrenalin, noradrenaline, androgen, cortisol, aldosterone,... điều hòa các hoạt động của cơ thể. Tuyến thượng thận có dạng hình tam giác nhỏ, nằm phía trên đỉnh của 2 quả thận, kích thước gần với quả phỉ.

Suy tuyến thượng thận là gì và suy tuyến thượng thận có chữa được không? - 1
Hình ảnh cấu tạo của thận và vị trí tuyến thượng thận

Nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận là tình trạng bệnh lý mà nguyên nhân có thể do:

  • Bệnh ở tuyến thượng thận (nguyên phát - bệnh Addison), với các triệu chứng và nguyên nhân ngược lại với hội chứng Cushing.
  • Các bệnh ở vùng dưới đồi hoặc tuyến yên, hoặc do sử dụng thuốc corticoid kéo dài (thứ phát).

Suy tuyến thượng thận nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng mà các biện pháp bù nước thông thường không có hiệu quả, hạ natri huyết từ đó dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn của mức natri thấp, sốc, co giật, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong.

Suy tuyến thượng thận có chữa được không?

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nguyên phát hay thứ phát mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Nhưng nhìn chung, người bị bệnh suy tuyến thượng thận đều được điều trị bằng hormone glucocorticoid và mineralocorticoid nhằm thay thế các hormone mà tuyến thượng thận không thể tạo ra. Người bệnh phải điều trị bằng hormone suốt đời, nhưng có một số rất ít trường hợp người bệnh phục hồi tuyến thượng thận và có thể ngưng dùng thuốc bù hormone.

Phương pháp thay thế hormon

Bệnh nhân suy tuyến thượng thận phải sử dụng hormone để thay thế cho hormone không thể sản xuất được ở tuyến thượng thận nữa, đặc biệt là nhóm cortisol.

  • Đối với bệnh nhân bị Addison (suy tuyến thượng thận nguyên phát): Người bệnh cần dùng thêm aldosterone hoặc fludrocortisone. Thông thường, quá trình thay thế hormone được bắt đầu bằng tiêm tĩnh mạch và uống thuốc corticosteroid. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và liều lượng phù hợp.
  • Đối với bệnh nhân suy tuyến thượng thận thứ phát: Thay thế glucocorticoid được thực hiện giống như trường hợp bệnh Addison. Tùy trường hợp của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định loại và liều lượng hormone cần bổ sung. Việc sử dụng fludrocortisone không cần thiết ở bệnh nhân này vì aldosteron vẫn được tuyến thượng thận sản xuất bình thường.
  • Đối với bệnh nhân bị cơn suy thượng thận cấp: Cần phải điều trị ngay khi có nghi ngờ. Hydrocortisone được tiêm truyền tĩnh mạch ngay lập tức và lặp lại nhiều lần theo chỉ định của bác sĩ, ngoài ra phải thực hiện ngay việc bù thể tích tuần hoàn bằng dung dịch dextrose 5% trong dung dịch muối 0,9%.

Điều trị các biến chứng

Thuốc nhóm cortisol cần có độ chính xác cao về liều lượng và thời gian sử dụng. Bệnh nhân phải tuân thủ chặt chẽ về thời gian và liều thuốc sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không sẽ dẫn đến những triệu chứng không mong muốn như: Kiệt sức, rối loạn giấc ngủ, tuyến giáp hoạt động yếu, hạ huyết áp, nhiễm trùng, sốt, rối loạn tâm thần,... Tùy từng trường hợp biến chứng mà bác sĩ sẽ có biện pháp khác nhau để cải thiện tình trạng của bệnh nhân.

Suy tuyến thượng thận là gì và suy tuyến thượng thận có chữa được không? - 2
Hạ huyết áp là một trong những biến chứng của bệnh suy tuyến thượng thận

Những trường hợp cần điều chỉnh liều

Bạn cần tái khám mỗi 6 - 12 tháng. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh và sức khỏe hiện tại để thực hiện điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp. Tuy nhiên, việc điều chỉnh liều sẽ phải thực hiện ngay nếu bệnh nhân gặp phải những tình trạng như:

  • Nhiễm trùng kèm sốt > 38ºC.
  • Có bất kỳ chấn thương nào.
  • Stress về chuyển hóa.
  • Có phản ứng loạn thần.
  • Ít luyện tập thể dục.
  • Có thực hiện thủ thuật y tế bất kỳ.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh suy tuyến thượng thận

Việc sử dụng nhóm thuốc cortisol cần đặc biệt tuân thủ về liều lượng và thời điểm dùng thuốc, nếu uống không đủ liều lượng hoặc uống trễ hơn thời gian quy định sẽ dẫn đến những tác dụng không mong muốn của thuốc. Vì thế bạn nên:

  • Uống thuốc vào 1 khung giờ cố định trong ngày.
  • Để thuốc ở nơi dễ thấy để hạn chế việc quên thuốc.
  • Luôn chuẩn bị thuốc dự phòng đặc biệt trong trường hợp đi công tác hay du lịch.
  • Sẵn sàng tìm kiếm sự trợ giúp từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh.
  • Thường xuyên tái khám theo lịch bác sĩ yêu cầu.
  • Tuân thủ sát sao chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu gặp triệu chứng không mong muốn, liên hệ ngay đến trung tâm y tế gần nhất.
Suy tuyến thượng thận là gì và suy tuyến thượng thận có chữa được không? - 3
Bệnh suy tuyến thượng thận có chữa được không là thắc mắc của nhiều người

Tuyến thượng thận đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa hormone của cơ thể. Các rối loạn liên quan đến tuyến thượng thận đều có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Câu hỏi bệnh suy tuyến thượng thận có chữa được không đã được trả lời trong bài viết này. Tuy nhiên người bị bệnh suy tuyến thượng thận cũng phải sống chung với căn bệnh này vì việc điều trị là kéo dài đến hết đời.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm