Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Tác động của vitamin D trong việc kiểm soát axit uric

Ngày 01/10/2024
Kích thước chữ

Ngoài việc giúp tăng cường sức khỏe xương, vitamin D còn có thể làm giảm bớt cơn thèm ăn và có lợi trong việc giúp kiểm soát axit uric. Hãy cùng tìm hiểu tác động của vitamin D trong việc kiểm soát axit uric trong bài viết dưới đây nhé!

Ngoài thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc bổ sung vitamin và khoáng chất cũng sẽ góp phần giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh tăng axit uric trong máu. Bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu được tác động của vitamin D trong việc kiểm soát axit uric, mời bạn tham khảo ngay nhé!

Tác động của vitamin D trong việc kiểm soát axit uric

Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương, hệ miễn dịch và điều hòa nhiều quá trình sinh lý trong cơ thể. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin D có thể góp phần vào việc kiểm soát nồng độ axit uric, từ đó hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh gout. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin D có khả năng giảm viêm và cải thiện chức năng thận, hai yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát axit uric trong máu. Khi viêm được kiểm soát, nguy cơ hình thành tinh thể urat trong khớp – nguyên nhân chính gây đau và viêm ở bệnh gout cũng giảm xuống.

Tác động của vitamin D trong việc kiểm soát axit uric 1
Vitamin D có thể góp phần vào việc kiểm soát nồng độ axit uric

Vitamin D còn có thể được bổ sung từ các nguồn thực phẩm như cá, nấm, sữa và qua các viên uống bổ sung. Theo một Khảo sát Kiểm tra Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia Mỹ (NHANES) đã cho thấy, việc bổ sung vitamin D có thể giúp giảm nồng độ axit uric, đặc biệt ở nam giới.

Một nghiên cứu khác của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho thấy 71 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường sau khi được bổ sung vitamin D2 và D3 trong 12 tuần đã giảm nồng độ axit uric. Ngoài ra, vitamin D còn giúp ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác như bệnh tim mạch, tiểu đường, trầm cảm và loãng xương.

Tuy nhiên, tác động của vitamin D đối với việc kiểm soát axit uric còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cơ địa và lối sống, do đó việc bổ sung vitamin D nên được thực hiện dưới sự tư vấn của bác sĩ.

Vitamin D có trong những thực phẩm nào?

Chúng ta có thể dễ dàng bổ sung vitamin D thông qua các loại thực phẩm trong chế độ ăn hàng ngày. Dưới đây là một số loại thực phẩm giàu vitamin D mà bạn có thể thêm vào chế độ ăn như:

  • Các loại cá béo: Cá hồi, cá thu, cá trích và cá ngừ là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, cá hồi còn có chứa nhiều axit béo omega-3 tốt cho tim mạch.
  • Dầu gan cá: Dầu gan cá tuyết từ lâu đã được biết đến như một nguồn thực phẩm rất giàu vitamin D. Chỉ một muỗng canh dầu gan cá có thể cung cấp lượng vitamin D cao gấp nhiều lần so với nhu cầu hàng ngày.
  • Ngũ cốc và bột yến mạch: Nhiều loại ngũ cốc ăn sáng và bột yến mạch cũng có khả năng bổ sung thêm vitamin D cho cơ thể. Đây là lựa chọn phổ biến cho bữa sáng và giúp cung cấp một lượng nhỏ vitamin D cần thiết cho cơ thể.
  • Nấm: Nấm không chỉ là một nguồn cung cấp vitamin D mà còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng khác cho sức khỏe. Mỗi loại nấm sẽ có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau.
  • Sữa: Sữa không chỉ giàu vitamin D mà còn bổ sung nhiều khoáng chất thiết yếu như canxi và kali, rất cần thiết cho sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, sữa còn là nguồn cung cấp protein giúp duy trì cơ bắp và cân bằng năng lượng.
  • Lòng đỏ trứng: Lòng đỏ trứng là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất như protein, vitamin A, E và khoáng chất như selen. Tuy nhiên, lượng vitamin D trong lòng đỏ trứng có sự khác biệt tùy thuộc vào điều kiện nuôi gà. Trứng từ gà thả vườn thường chứa nhiều vitamin D hơn so với trứng từ gà nuôi công nghiệp.
Tác động của vitamin D trong việc kiểm soát axit uric 2
Các loại ngũ cốc và bột yến mạch là nguồn thực phẩm bổ sung vitamin D cho cơ thể

Cần lưu ý khi bổ sung vitamin D

Mặc dù vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, nhưng việc bổ sung quá mức có thể gây hại cho cơ thể. Khi nạp quá nhiều vitamin D, cơ thể có thể gặp phải các vấn đề như xơ cứng động mạch, tăng canxi trong máu, cường tuyến cận giáp, ung thư hạch bạch huyết và các bệnh liên quan đến thận.

Ngoài ra, việc sử dụng vitamin D với liều lượng cao trong thời gian dài có thể làm tăng nồng độ canxi ở những người mắc bệnh lao và nguy cơ hình thành sỏi thận. Một số loại thuốc như aluminium, calcipotriene, digoxin,... có thể tương tác với vitamin D, gây rối loạn nhịp tim hoặc thậm chí suy tim.

Vì vậy, trước khi quyết định bổ sung vitamin D dưới dạng thực phẩm chức năng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm tra liệu bạn và con bạn có thực sự cần thêm vitamin D hay không, nhằm tránh những rủi ro không mong muốn.

Tác động của vitamin D trong việc kiểm soát axit uric 3
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vitamin D dưới dạng thực phẩm chức năng

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về tác động của vitamin D trong việc kiểm soát axit uric. Đồng thời, biết bổ sung đúng cách để tốt cho sức khỏe và tránh gây tác dụng phụ không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Vitamin dAxit uric