Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Iod phóng xạ là một phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh ung thư tuyến giáp. Thực tế, iod phóng xạ là liệu pháp xạ trị nên khiến cho nhiều người lo ngại về tác hại của iod phóng xạ. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về một số tác dụng phụ có thể gặp phải của phương pháp iod phóng xạ.
Không phải bệnh nhân nào cũng gặp phải tác dụng phụ sau khi điều trị bệnh ung thư tuyến giáp bằng phương pháp iod phóng xạ. Tuỳ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ và liều dùng iod mà mỗi người bệnh có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ khác nhau của liệu pháp iod phóng xạ. Vậy uống iod phóng xạ có mệt không? Tác hại của iod phóng xạ là gì?
Hầu như tất cả iot được đưa vào cơ thể đều được tuyến giáp hấp thu. Do đó, iod phóng xạ là một phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh ung thư tuyến giáp.
Liệu pháp iod phóng xạ được sử dụng nhằm phá huỷ bất kỳ tế bào hay mô tuyến giáp nào không được loại bỏ sau phẫu thuật hoặc điều trị một số loại ung thư do tế bào ung thư tuyến giáp đã di căn đến hạch bạch huyết hay các cơ quan khác trong cơ thể. Liều lượng bức xạ được sử dụng trong liệu pháp này cao hơn nhiều so với liều bức xạ được sử dụng trong quét tia phóng xạ.
Điều trị bằng liệu pháp iod phóng xạ có thể được thực hiện bất kỳ lúc nào, thông thường là từ 6 tuần - 6 tháng sau phẫu thuật.
Phương pháp iod phóng xạ giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp thể nang hoặc thể nhú đã di căn đến một số bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, lợi ích mà liệu pháp iod phóng xạ mang lại ít hơn so với những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp nhỏ chưa có dấu hiệu di căn và thường được loại bỏ hoàn toàn bằng phương pháp phẫu thuật. Bên cạnh đó, liệu pháp iod phóng xạ không thể sử dụng trong điều trị bệnh ung thư biểu mô tuyến giáp không biệt hoá và thể tuỷ.
Liệu pháp iod phóng thể có thể gây ra các rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người bệnh. Do đó, tùy thuộc vào tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân cũng như diễn tiến của bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro của liệu pháp này để đưa ra quyết định có nên sử dụng hay không. Vậy tác hại của iod phóng xạ là gì?
Liệu pháp iod phóng xạ thường được xem xét để điều trị cho những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp giai đoạn 2 - 4. Tuy nhiên, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro về sức khoẻ từ phương pháp này. Vậy tác hại của iod phóng xạ là gì? Dưới đây là những tác dụng phụ của liệu pháp iod phóng xạ, bao gồm:
Trong điều trị ung thư tuyến giáp, người bệnh có thể gặp đối mặt với một số tác dụng phụ ngắn hạn sau khi sử dụng liệu pháp iod phóng xạ như:
Viêm tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt là một trong những tác hại của iod phóng xạ mà người bệnh có thể gặp phải. Lúc này, người bệnh sẽ bị sưng đau tuyến nước bọt, đau tăng lên khi nuốt. Để khắc phục tình trạng này, người bệnh có thể sử dụng thuốc kháng viêm và thuốc giảm đau thông thường.
Khô miệng
Sau điều trị iod phóng xạ, người bệnh có thể bị khô miệng do tuyến nước bọt bị sưng viêm, dẫn đến tiết ít nước bọt. Triệu chứng này sẽ giảm dần theo thời gian, tuy nhiên vẫn có bệnh nhân bị khô miệng vĩnh viễn.
Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải tình trạng này sau khi điều trị bằng liệu pháp iod phóng xạ, người bệnh nên:
Thay đổi khẩu vị
Khẩu vị của người bệnh có thể bị thay đổi trong thời gian ngắn sau khi điều trị bằng iod phóng xạ. Tình trạng này thường kéo dài từ 4 - 8 tuần rồi giảm dần. Người bệnh nên uống nhiều nước để cải thiện triệu chứng này.
Sưng đau vùng cổ
Một số bệnh nhân sẽ có cảm giác căng tức hoặc sưng tấy vùng cổ trong thời gian ngắn sau khi điều trị bằng iod phóng xạ. Triệu chứng này sẽ phổ biến hơn ở những bệnh nhân vẫn còn một phần tuyến giáp. Hãy báo lại cho bác sĩ nếu gặp phải tình trạng này để được kê đơn thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm trong trường hợp này.
Buồn nôn
Người bệnh có thể sẽ cảm thấy buồn nôn, thậm chí là nôn ói trong vài ngày đầu sau khi uống iod phóng xạ. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc chống nôn trong quá trình điều trị.
Dưới đây là một số tác hại của iod phóng xạ kéo dài mà người bệnh phải đối mặt, bao gồm:
Mệt mỏi
Uống iod phóng xạ có mệt không? Tất cả các bệnh nhân sau khi điều trị bằng liệu pháp iod phóng xạ sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi trong vòng 1 năm. Tình trạng này sẽ thuyên giảm dần và người bệnh sẽ cảm thấy khoẻ hơn sau đó.
Ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản
Liệu pháp iod phóng xạ không ảnh hưởng đến khả năng có con của người bệnh. Tuy nhiên, sức khoẻ sinh sản của người bệnh có thể bị ảnh trong vài tháng đến một năm sau khi uống iod phóng xạ, cụ thể:
Nồng độ hormone tuyến giáp bị ảnh hưởng
Iod phóng xạ tiêu diệt các mô tuyến giáp vĩnh viễn, từ đó có thể gây ra tình trạng suy giáp. Lúc này, nồng độ hormone tuyến giáp bị giảm xuống mức thấp nhất, thậm chí là không thể sản sinh ra hormone và buộc người bệnh phải sử dụng thuốc thay thế hormone tuyến giáp nhằm duy trì hoạt động sống của cơ thể.
Tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư
Người bệnh có thể tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh ung thư thứ hai sau khi điều trị bằng iod phóng xạ. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu cho biết, tỷ lệ của nguy cơ này là rất thấp. Nếu lo lắng, bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ về vấn đề này để cân nhắc có sử dụng phương này hay không.
Sau khi điều trị bằng liệu pháp iod phóng xạ, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ, cụ thể là:
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về liệu pháp iod phóng xạ và những tác hại của iod phóng xạ. Iod phóng xạ là một liệu pháp được sử dụng trong điều trị bệnh ung thư tuyến giáp nhằm kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Tuy nhiên, liệu pháp này gây ra nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ nên người bệnh cần tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.