Tai bị đau nhức bên trong là bệnh gì? Cách khắc phục như thế nào?
Ngày 29/06/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Tai bị đau nhức bên trong có thể là triệu chứng liên quan đến các bệnh về tai mũi họng như viêm tai, viêm tai giữa,… Vậy đau nhói trong tai là biểu hiện cụ thể của bệnh nào? Theo dõi bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục.
Tai bị đau nhức bên trong là một trong những triệu chứng thường gặp hiện nay ở mọi đối tượng. Tình trạng này xảy ra do các cấu trúc trong hoặc gần tai bị ảnh hưởng. Vậy nguyên nhân chính xác của bệnh này là gì? Có cách khắc phục không?
Tai bị đau nhức bên trong là bệnh gì?
Tai bị đau nhức bên trong có thể là biểu hiện của các bệnh về tai mũi họng. Đau nhói trong tai có thể do virus hoặc vi khuẩn gây nhiễm trùng ở tai giữa hoặc tai ngoài. Nhiễm trùng ảnh hưởng đến màng nhĩ và xương tai, gây mất thính giác. Nhiễm trùng tai nói riêng nếu không được điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh não bộ. Ngoài ra, đau nhói trong tai còn có thể là biểu hiện của một số bệnh khác như:
Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh khiến tai bị đau dữ dội, ống tai chảy dịch vàng hoặc mủ. Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm tai giữa còn có các biểu hiện như sốt, đau nhức, chóng mặt, ù tai,… Nếu bệnh tiến triển nặng có thể làm thủng màng nhĩ, đau đầu, biến chứng gây viêm màng não.
Viêm tai trong
Vi khuẩn xâm nhập vào tai trong làm ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng. Viêm tai trong khiến người bệnh mất thăng bằng, đau nhức tai, chảy mủ hoặc dịch trong tai,… Do đó, nếu xuất hiện triệu chứng đau nhức trong tai, người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt.
Thủng màng nhĩ
Thủng màng nhĩ là căn bệnh nguy hiểm. Bệnh cũng có các triệu chứng đau nhói trong tai, nhức đầu, sốt và không nghe rõ. Nếu tình trạng nặng hơn, bệnh nhân có thể bị điếc hoặc suy giảm thính lực. Nguyên nhân dẫn đến thủng màng nhĩ có thể do ngoáy tai quá sâu, viêm tai giữa nặng hoặc nghe thấy âm thanh lớn như pháo, bom nổ. Nếu gặp các triệu chứng trên, bệnh nhân nên đi khám ngay.
Khối u trong tai
Khối u trong tai ảnh hưởng đến màng nhĩ và xương tai, gây đau tai. Các khối u trong tai nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng gây áp xe não, viêm màng não,…
Ráy tai
Ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ tai khỏi những tác động bên ngoài như bụi, nước. Ráy tai có thể được đẩy ra khỏi ống tai .Tuy nhiên, nếu ráy tai quá nhiều không thể tự đào thải ra ngoài. Ráy tai tích tụ lâu ngày có thể gây đau nhói trong tai ở một số người. Nếu bị ù tai dữ dội hoặc đau nhức do ráy tai, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, nội soi và lấy ráy tai.
Các bệnh lý tai mũi họng
Ngoài những nguyên nhân trên, tai bị đau nhức bên trong còn là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng như:
Viêm mũi dị ứng: Bệnh viêm mũi dị ứng có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, ho, hắt hơi, đau nhói trong tai,...
Viêm xoang: Xảy ra khi các xoang bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến tai mũi họng và hệ thần kinh với các triệu chứng như nhức đầu, đau nhói trong tai, chóng mặt,…
Viêm họng: Đau họng hoặc viêm họng nặng có thể do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Các triệu chứng của viêm họng gồm sưng hạch bạch huyết ở cổ, khàn giọng, mất tiếng và đau tai.
Viêm amidan: Vi khuẩn gây bệnh khiến amidan sưng to, đau họng và khó nuốt. Một số triệu chứng viêm amidan như sốt cao, đau nhói trong tai,…
Cách khắc phục tình trạng tai bị đau nhức bên trong
Để khắc phục triệu chứng tai bị đau nhức bên trong, người bệnh có thể tham khảo những biện pháp sau.
Sử dụng thuốc
Trong trường hợp đau trong tai, bệnh nhân phải đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác. Đồng thời, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Uống nước
Uống nước là một trong những động tác giúp cơ tai vận động nhịp nhàng. Nếu bạn bị đau tai, hãy ngậm một ít nước trong miệng, nín thở và nuốt từ từ. Từ đó, cơn đau nhói trong tai thuyên giảm.
Dầu ô liu
Pha nước ấm với 3 - 4 giọt dầu ô liu rồi nhỏ vào tai có thể làm giảm các triệu chứng nhiễm trùng tai hoặc ù tai. Ngoài ra, bạn có thể dùng tăm bông thấm trực tiếp vào dầu ô liu rồi nhỏ vào tai bị viêm khoảng 15 phút, cơn đau tai sẽ giảm dần.
Tinh dầu trà
Dầu trà là một trong những loại dầu có khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Nhờ đó, có thể sử dụng để điều trị nhiễm trùng tai và đau nhói trong tai.
Ngoài các phương pháp trên, bạn cũng có thể dùng nước ép tỏi hoặc dầu tỏi để rửa hoặc ngâm tai bị đau hoặc uống nước ép tỏi. Vì tỏi có chứa hàm lượng lớn chất kháng khuẩn giúp chống lại các loại vi khuẩn gây đau, viêm nhiễm cho tai. Tuy nhiên, việc sử dụng nước ép tỏi cần được sự đồng ý của bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh khác.
Nhai kẹo cao su
Kẹo cao su là một phương pháp chữa đau tai khá hiệu quả. Việc nhai kẹo cao su sẽ tác động đến cơ hàm và giúp giảm đau ở tai.
Chườm nóng
Chườm nóng là phương pháp được nhiều người áp dụng để giảm đau nhói trong tai. Bạn có thể dùng một miếng gạc ấm rồi quấn nhẹ quanh tai bị đau. Lặp lại phương pháp này vài lần bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm.
Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học là nguyên nhân gây đau nhói trong tai, ù tai ở một số bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh nên chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt khoa học.
Ăn nhiều rau củ quả và trái cây giàu chất dinh dưỡng.
Hạn chế đồ ăn quá cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
Ăn chậm nhai kỹ để vận động cơ hàm.
Uống nhiều nước mỗi ngày.
Không nên ăn thức ăn quá cứng.
Không uống rượu, hút thuốc lá trong khi điều trị bệnh về tai mũi họng.
Ngủ đúng, đủ giờ, tránh thức khuya.
Vệ sinh tai sau khi tắm.
Không ráy tai hoặc đưa vật sắc nhọn vào tai.
Không nên sử dụng tai nghe liên tục hoặc nghe ở âm lượng quá lớn.
Hạn chế nằm nghiêng khi ngủ đè lên tai bị đau.
Không tự ý mua và dùng thuốc nhỏ tai.
Ngoài ra, vấn về sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng lớn đến tai bị đau nhức bên trong như:
Nằm nghiêng khi ngủ đè lên bên tai bị đau.
Hạn chế đến những nơi ồn ào.
Không dùng vật cứng, sắc nhọn chọc vào tai.
Thiết lập chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Những biện pháp trên chỉ là biện pháp tạm thời giúp bạn giảm tình trạng tai bị đau nhức bên trong. Nếu tình trạng này vẫn kéo dài và nặng hơn thì cần đến bệnh viện kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả. Vì càng để lâu tình trạng viêm nhiễm nặng hơn sẽ khiến quá trình điều trị khó đạt được hiệu quả nhanh chóng.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.