Tại sao đàn ông bị hói đầu? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ngày 16/09/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Theo thống kê y tế thế giới, hiện nay tỷ lệ nam giới bị hói đầu ngày càng tăng và có xu hướng tăng dần theo độ tuổi. Vậy tại sao đàn ông bị hói đầu? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hói đầu ở nam giới là gì?
Hói đầu ở nam giới hiện nay ngày càng phổ biến, nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do di truyền (chiếm 95%). Ngoài ra, rụng tóc nội tiết tố nam cũng đẩy nhanh nguy cơ rụng tóc và hói đầu ở đàn ông. Hói đầu thường bắt đầu từ một đường chân tóc lõm xuống hoặc một điểm hói trên đỉnh đầu sau đó dần dần lan sang hai bên và chạy xuống phía sau. Để tìm hiểu thêm về tình trạng này, bạn đọc hãy tham khảo ngay bài viết “Tại sao đàn ông bị hói đầu? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị” dưới đây của Nhà thuốc Long Châu
Tại sao đàn ông bị hói đầu?
Hói đầu ở nam giới, hay còn gọi là hói đầu kiểu nam (androgenetic alopecia), là tình trạng tóc rụng nhiều và không mọc lại, dẫn đến các mảng da đầu trơn nhẵn. Đây là một vấn đề phổ biến và có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của nhiều người.
Tỷ lệ nam giới bị hói đầu ngày càng cao. Vậy tại sao đàn ông bị hói đầu? Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Yếu tố di truyền: Đây là tình trạng rụng tóc liên quan đến gen, khi trong gia đình có bố hoặc mẹ là người bị rụng tóc nhiều thì con trai họ cũng có nguy cơ bị rụng tóc. Gen gây hói đầu ở nam giới là gen trội, do đó di truyền chứng hói đầu phổ biến ở nam giới hơn so với nữ giới.
Tình trạng rối loạn nội tiết tố: Đây là một trong những lý do tại sao nam giới lại hói đầu. Ở nam giới khi testosterone giảm, dihydrotestosterone (DHT) tăng cao, sự rối loạn xảy ra khiến cho các nang tóc bị thu nhỏ và khó nhận chất dinh dưỡng. Điều này dẫn đến tóc bị giòn và khô, dễ rụng và khó mọc trở lại.
Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng gây rụng tóc như thuốc điều trị ung thư, thuốc chống suy nhược cơ thể, thuốc điều trị bệnh lý thần kinh và những liệu pháp điều trị bệnh bằng hóa chất.
Mệt mỏi, stress trong thời gian dài: Việc rụng tóc và hói đầu có thể xảy ra nếu nam giới phải chịu áp lực tâm lý nặng nề, stress trong thời gian dài. Việc căng thẳng quá mức gây ra những rối loạn nội tiết liên quan đến thành kinh, từ đó làm tóc bị suy yếu, dễ rụng và hói đầu nghiêm trọng.
Mất cân bằng hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống cân đối và khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mái tóc khỏe mạnh. Đặc biệt đối với nam giới, nếu chế độ ăn không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết như protein, sắt, omega-3, biotin… thì cơ thể sẽ thiếu hụt dưỡng chất để nuôi dưỡng tóc, dẫn đến tình trạng hói đầu.
Thói quen xấu gây tổn thương tóc như: Gội đầu sai cách, hút thuốc…
Nguyên nhân khác: Nhiễm bệnh nấm da đầu, tiểu đường, sống trong môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây hói đầu ở nam giới.
Dấu hiệu hói đầu ở nam giới
Chứng hói đầu ở nam giới thường diễn ra theo một kiểu hình có thể dự đoán trước. Hai kiểu rụng tóc phổ biến nhất là:
Tóc bắt đầu mỏng dần ở đỉnh đầu và xung quanh thái dương, để lại một vòng tóc hình “móng ngựa” xung quanh hai bên và phía sau đầu.
Tóc rụng dần từ phía trước, đẩy chân tóc lùi xa hơn về phía đỉnh đầu.
Mức độ và tiến triển của chứng hói đầu ở nam giới được đánh giá theo hệ thống phân loại Norwood, bao gồm 7 giai đoạn để đo lường mức độ nghiêm trọng và kiểu rụng tóc, hói đầu.
Giai đoạn 1: Tóc rụng ít hoặc chân tóc bắt đầu thoái triển.
Giai đoạn 2: Rụng tóc nhẹ ở hai bên thái dương và trán.
Giai đoạn 3: Đường chân tóc thoái triển rõ rệt ở vùng thái dương, tạo hình chữ “M” hoặc “U”.
Giai đoạn 4: Chân tóc thoái triển nhiều hơn và bắt đầu rụng tóc ở đỉnh đầu.
Giai đoạn 5: Tóc rụng nhiều hơn ở hai bên thái dương, nhưng vẫn còn một dải tóc ngăn cách.
Giai đoạn 6: Tóc giữa thái dương và đỉnh đầu mỏng đi hoặc không còn nữa.
Giai đoạn 7: Tóc trên đỉnh đầu không còn, chỉ còn lại một dải tóc mỏng quanh hai bên đầu.
Độ tuổi nam giới gặp tình trạng rụng tóc
Nếu bạn nhận thấy tóc mình đang mỏng đi, hãy yên tâm vì bạn không phải là người duy nhất gặp tình trạng này. Thực tế, phần lớn nam giới đều trải qua tình trạng hói đầu trong cuộc đời.
Theo Hiệp hội Rụng tóc Hoa Kỳ:
Khoảng 25% nam giới bắt đầu rụng tóc do di truyền trước tuổi 21.
Đến tuổi 35, khoảng 66% nam giới sẽ trải qua rụng tóc ở mức độ nào đó.
Khi đạt tuổi 50, khoảng 85% nam giới sẽ gặp phải tình trạng rụng tóc nhiều, khiến tóc trở nên mỏng đáng kể.
Các phương pháp điều trị tình trạng hói đầu ở nam giới
Tại sao đàn ông bị hói đầu? Các cải thiện tình trạng rụng tóc và hói đầu ở nam giới? Bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:
Sử dụng thuốc: Cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đều được chấp thuận để điều trị chứng hói đầu ở nam giới. Một số loại thuốc như Finasteride và Minoxidil đã được chứng minh là có thể điều trị hoặc ngăn chặn tình trạng rụng tóc.
Liệu pháp laser: Liệu pháp laser cường độ thấp có thể được sử dụng để tăng cường tuần hoàn máu ở da đầu và kích thích các nang tóc phát triển. Dù là phương pháp mới, liệu pháp laser đã được chứng minh là an toàn và có thể áp dụng.
Phẫu thuật cấy tóc: Hai quy trình cấy tóc phổ biến nhất là cấy đơn vị nang (FUT) và chiết đơn vị nang (FUE). FUT bao gồm việc loại bỏ một phần da ở phía sau đầu, nơi tóc vẫn mọc, sau đó chia thành các mảnh nhỏ và cấy vào các vùng da đầu không có tóc. Với FUE, bác sĩ sẽ lấy các nang tóc khỏe mạnh riêng lẻ từ da đầu, tạo các lỗ nhỏ trên vùng da không có tóc và đặt các nang tóc vào đó.
Phòng ngừa tình trạng hói đầu như thế nào?
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng hói đầu là do di truyền, do đó rất khó để đảo ngược bất kỳ tình trạng rụng tóc nào xảy ra tự nhiên. Tuy nhiên, để giảm tình trạng này bạn có thể ngăn ngừa chứng rụng tóc trở nên nghiêm trọng hơn bằng cách sau:
Finasteride và Rogaine là hai phương pháp điều trị đã được chứng minh có thể ngăn ngừa rụng tóc nhiều hơn đối với chứng rụng tóc nội tiết tố nam. Tuy nhiên, khi ngừng sử dụng các loại thuốc này, tình trạng rụng tóc có thể tiếp tục.
Tham khảo với ý kiến của bác sĩ để xem liệu những loại thuốc này có phù hợp với bạn hay không. Nếu thuốc là nguyên nhân gây rụng tóc, cần thay thế điều trị bằng thuốc phù hợp khác.
Massage da đầu thường xuyên để kích thích mọc tóc.
Ngừng hút thuốc lá, vì nhiều nghiên cứu cho thấy hút thuốc liên quan đến rụng tóc.
Hạn chế căng thẳng, stress thông qua các bài tập thể dục hoặc hít thở sâu.
Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, giàu protein, sắt và vitamin.
Hói đầu gây ảnh hưởng đến nam giới ở mọi lứa tuổi và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Mặc dù không có cách để ngăn ngừa triệt để hoặc phục hồi tình trạng hói đầu, tuy nhiên thực hiện các biện pháp làm chậm quá trình rụng tóc cũng là một cách tối ưu giúp giảm tình trạng hói đầu.
Trên đây là những thông tin về chủ đề “Tại sao đàn ông bị hói đầu? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị” mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ cho bạn, chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của Nhà thuốc Long Châu để biết thêm những thông tin bổ ích về sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm