Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Tại sao hơi thở có mùi amoniac? Cách khắc phục tình trạng hôi miệng

Ngày 23/08/2023
Kích thước chữ

Hơi thở có mùi amoniac là một vấn đề có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Nó có thể khiến cho bạn mất tự tin, thoải mái khi giao tiếp với người khác. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Cách khắc phục ra sao? Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Mùi của hơi thở là một trong những dấu hiệu phản ánh tình hình thực tế của sức khỏe. Ngoài các vấn đề về vệ sinh răng miệng, thì việc hơi thở có mùi amoniac là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Nguyên nhân của việc hơi thở có mùi amoniac

Hơi thở có mùi amoniac là một tình trạng hôi miệng, có mùi hôi đi kèm với hơi thở xuất phát từ bên trong khoang miệng gây tự ti cho người nói chuyện và khó chịu cho đối phương.

Nếu trong hơi thở có mùi amoniac, đây được gọi là chứng tăng ure huyết do thận bị tổn thương. Nếu thận không thể làm việc như bình thường, không thải đủ nitơ và các hóa chất tích tụ bên trong cơ thể, điều này gây ra mùi amoniac.

Tại sao hơi thở có mùi amoniac? Cách khắc phục tình trạng hôi miệng 1
Hơi thở có mùi amoniac làm mất tự tin và gây khó chịu cho người đối diện khi giao tiếp

Hơi thở có mùi amoniac là dấu hiệu của những bệnh gì?

Thực chất, hơi thở có mùi amoniac có thể là "tiếng chuông báo động" cho một số bệnh lý dưới đây:

Các bệnh liên quan đến thận

Như đã nói ở trên, một trong những vai trò của thận là chuyển đổi và đào thải amoniac. Nếu chức năng thận bị suy yếu và tổn thương sẽ khiến thận không thể thải đủ nitơ từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi, các hóa chất sẽ tích tụ và hòa lẫn trong máu. Từ đó khiến hơi thở có mùi amoniac và mùi kim loại trong khoang miệng.

Một số bệnh về thận nguy hiểm như bệnh thận mãn tính, chứng ure huyết, suy thận, huyết áp thấp, sỏi thận,… Người gặp phải các vấn đề này cần sớm điều trị để cải thiện được tình trạng trong hơi thở có mùi.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi amoniac. Đường tiết niệu có mối liên hệ mật thiết với thận, nếu đường tiết niệu bị nhiễm trùng, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng của thận gây tích tụ độc tố bên trong cơ thể. Từ đó sinh ra mùi khai amoniac đi kèm trong hơi thở.

Nhiễm khuẩn H.pylori

Vi khuẩn H.pylori (thường còn gọi là Hp) là chủng vi khuẩn sinh sống trong dạ dày và gây ra các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, xuất huyết và thậm chí ung thư dạ dày. Hơi thở có mùi amoniac được xem là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở các bệnh lý này.

Bệnh tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường thì hơi thở thường có mùi amoniac. Đây là tình trạng rất nghiêm trọng phản ánh việc các chất độc hại đang bị tích lũy trong máu do không kiểm soát được chất béo và protein cơ bắp.

Viêm xoang, nghẹt mũi

Một trong những nguyên nhân nghe có vẻ không liên quan nhưng khiến hơi thở có mùi amoniac là do viêm xoang. Khi các mô tế bào xoang bị viêm nhiễm do sự tấn công của virus, nấm, dị ứng, polyp xoang mũi,… sẽ khiến người bệnh bị dị ứng mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, dịch nhầy kèm theo mùi khai trong hơi thở.

Tại sao hơi thở có mùi amoniac? Cách khắc phục tình trạng hôi miệng 3
Viêm xoang cũng là nguyên nhân làm hơi thở có mùi amoniac

Một số biện pháp khắc phục tình trạng hơi thở có mùi

Để khắc phục tình trạng hơi thở có mùi amoniac, đầu tiên cần phải xác định nguyên nhân gây ra việc này. Trường hợp liên quan đến sinh hoạt, thói quen ăn uống, có thể điều chỉnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu mùi hôi có nguyên nhân là do bệnh lý gây ra, cần nhanh chóng chẩn đoán bệnh và lập phác đồ điều trị.

Trường hợp bị viêm xoang

Nếu nguyên nhân của hơi thở có mùi khai là do bệnh viêm xoang, để điều trị, trước hết cần khắc phục được bệnh viêm xoang. Thường bệnh nhân bị xoang sẽ được dùng thuốc thông mũi, thuốc kháng sinh, thuốc xịt, dùng thuốc dị ứng,…

Nếu mắc phải nghẽn xoang mãn tính, người bệnh cần phải phẫu thuật để loại bỏ ổ viêm một cách nhanh chóng để giúp thông xoang. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một vài mẹo cải thiện viêm xoang tại nhà như xông hơi bằng thảo dược, xông hơi bằng viên xông, rửa mũi hằng ngày,…

Điều trị nhiễm khuẩn Hp

Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày thường không mấy rõ rệt, người bệnh chỉ phát hiện khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Do đó, bác sĩ khuyến khích bạn nên thăm khám và kiểm tra định kỳ để sớm phát hiện bất thường và cải thiện từ giai đoạn đầu.

Trong trường hợp bác sĩ chẩn đoán bạn mắc phải vi khuẩn Hp, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp dựa vào mức độ viêm nhiễm mà bạn đang gặp phải.

Mùi hôi do bệnh thận

Với trường hợp hơi thở có mùi amoniac do bệnh thận gây ra, cần xác định mức độ bệnh nặng hay nhẹ để đưa ra giải pháp an toàn cho bệnh nhân. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh nên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, ăn uống. Trường hợp bệnh ở mức độ nặng thì phải can thiệp đến ngoại khoa.

Đối với việc bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính khó có thể điều trị một cách dứt điểm. Trong giai đoạn này người bệnh chỉ có thể điều trị để kiểm soát triệu chứng và ngăn bệnh phát triển theo hướng nghiêm trọng hơn. Vì thận có chức năng quan trọng trong cơ thể, chính vì thế nên thường xuyên khám định kỳ và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Ngoài các giải pháp điều trị cho từng dạng bệnh lý, người bệnh nên chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày, phòng tránh nguy cơ hơi thở có mùi khó chịu diễn biến nghiêm trọng hơn. Một số lưu ý cho người đang gặp tình trạng hơi thở có mùi amoniac có thể nhắc đến như sau:

  • Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Hạn chế ăn các thực phẩm có hại, nhiều đồ ngọt, đồ ăn cay, thức ăn quá mặn hoặc thức ăn nhiều dầu mỡ. Ưu tiên ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi, để bổ xung chất xơ, vitamin và khoáng chất. Uống nhiều nước để đẩy nhanh quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, tránh nhịn tiểu thường xuyên khiến cho thận bị suy giảm chức năng, điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khác nếu bạn làm nó quá thường xuyên.
  • Chăm sóc và vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng mỗi ngày ít nhất là 2 lần. Lưu ý đánh răng đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
  • Tạo thói quen sống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích như bia rượu, cà phê, nicotine,... ngủ nghỉ đủ giấc, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh căng thẳng.
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe và kiểm tra mức độ phục hồi sức khỏe. Nếu trường hợp bệnh không cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định các giải pháp khắc phục khác phù hợp hơn.
Tại sao hơi thở có mùi amoniac? Cách khắc phục tình trạng hôi miệng 2
Thực đơn ăn uống lành mạnh giúp giảm tình trạng hôi miệng

Hơi thở có mùi amoniac khiến cho nhiều người mất tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống và công việc. Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý khác nhau. Bạn nên chủ động thăm khám sớm nếu thấy triệu chứng này kéo dài dai dẳng.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm