Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

Táo bón buồn nôn: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng tránh

Ngày 19/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nghe có vẻ nghịch lý nhưng có một số trường hợp táo bón đi kèm với biểu hiện buồn nôn. Vậy táo bón buồn nôn có phải là bệnh không? Làm cách nào để cải thiện được tình trạng trên? Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé.

Táo đón là tình trạng đi đại tiện không thường xuyên hoặc cụ thể là đi ít hơn ba lần trong một tuần. Còn biểu hiện buồn nôn lại là cảm giác khó chịu và không thoải mái ở bụng. Vậy vì sao táo bón buồn nôn lại đi đôi với nhau? Xem ngay nguyên nhân và cách điều trị trong bài viết dưới đây nhé!

Những lý do bị táo bón và buồn nôn

Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích cũng là một trong số những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến ruột già. Nhưng nó không làm hỏng ruột và cũng không gây ra ung thư đại trực tràng. Nguyên nhân chính gây nên hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định chính xác.

Táo bón buồn nôn: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng tránh 1
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một nguyên nhân gây táo bón buồn nôn

Do mất nước

Thiếu chất lỏng là nguyên nhân khiến cho thức ăn và chất thải khó đi qua đường ruột. Trong khi đó, mất nước lại làm chậm các hoạt động của ruột, dẫn đến buồn nôn.

Tắc ruột

Một lí do nữa khiến cơ thể táo bón buồn nôn đó chính là tắc ruột. Khi bị tắc ruột sẽ bị bí trung đại tiện và buồn nôn liên tục. Tuy nhiên có thể không nôn mà chỉ cảm thấy có cảm giác buồn nôn đi kèm các cơn đau.

Một vài triệu chứng của tắc nghẽn bao gồm đau bụng, nôn mửa và sưng bụng.

Táo bón buồn nôn có phải là một căn bệnh không?

Khi bị táo bón, đại tràng, trực tràng sẽ bị ùn ứ làm cho ruột hoạt động chậm chạp. Thức ăn khó di chuyển khiến cơ thể khó chịu và muốn nôn. Khi đại tràng bị căng tức thì việc cảm thấy buồn nôn cũng là biểu hiện dễ gặp phải.

Táo bón buồn nôn: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng tránh 2
Táo bón buồn nôn không phải là bệnh

Táo bón không phải nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng buồn nôn. Nhưng, cả hai vấn đề trên đều do sự ùn ứ thức ăn trong đường ruột hoặc do cơ thể thiếu nước, mất nước. Với phụ nữ đang mang thai, táo bón và buồn nôn càng rõ ràng hơn trong những tháng đầu của thai kỳ, đặc biệt là vào các buổi sáng do sự thay đổi hormone và tâm sinh lý.

Điều trị tình trạng táo bón buồn nôn

Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn

Tăng cường thêm chất xơ là cách đầu tiên, đơn giản nhất để có thể hỗ trợ điều trị được tình trạng táo bón buồn nôn. Bởi chất xơ có khả năng làm phân mềm và dễ đẩy ra ngoài hơn.

Dùng thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng kích thích các cơn co thắt ruột và tăng cường nhu động ruột tốt hơn. Bạn có thể tham khảo Nhuận Tràng Thông Táo Hoàng Liên, hoặc Cốm Nhuận Tràng PQA,...

Thuốc bơm hậu môn và thuốc đạn

Đây là các sản phẩm giúp loại bỏ chất thải và giảm tối đa tình trạng táo bón cho cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này bạn nên lưu ý đến một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn hay tiêu chảy.

Táo bón buồn nôn: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng tránh 3
Thuốc bơm hậu môn và thuốc đạn để giảm táo bón

Điều trị bằng thuốc

Phương pháp điều trị cuối cùng bạn có thể tham khảo đó là kết hợp điều trị bằng thuốc. Gợi ý một vài loại thuốc kê đơn như Prucalopride succinate (Resotran), Lubiprostone (Amitiza), Linaclotide (Linzess), Linaclotide (Constella),...

Phương pháp ngừa táo bón và buồn nôn hiệu quả

Những thay đổi tuy đơn giản nhưng không chỉ giúp điều trị táo bón buồn nôn mà còn ngăn ngừa tái phát hiệu quả:

  • Tập thể dục: Vận động ít nhất 30 phút từ 3 - 5 lần một tuần giúp giảm cơn co thắt ruột.
  • Dùng nhiều chất lỏng hơn: Tăng cường uống nước, nước trái cây và trà.
  • Hạn chế căng thẳng và lo lắng: Thực hiện các bài tập thở sâu. Trong nhiều trường hợp có thể nói chuyện với bác sĩ về việc dùng thuốc chống lo âu.
  • Ăn trái cây tươi và rau củ quả nhiều hơn: Trái cây và rau củ quả có chứa nhiều chất xơ. Trung bình người lớn cần 21 - 38 gam chất xơ mỗi ngày.
  • Chuyển thuốc: Hỏi bác sĩ về việc điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc lựa chọn loại thuốc khác để giúp giảm các triệu chứng táo bón buồn nôn.
  • Uống men vi sinh: Uống probiotic giúp thúc đẩy lợi khuẩn có trong ruột của bạn, nhờ đó hỗ trợ cải thiện chứng táo bón buồn nôn.
  • Tránh một số loại thực phẩm khó tiêu hóa.

Trên đây là những kiến thức cần thiết khi cơ thể bị táo bón buồn nôn đồng thời. Khi bạn cảm thấy chúng có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thì cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và xác định phương án điều trị dứt điểm.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin