Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Không ít người gặp phải những cơn run và tê tay rần rần, lâu dần còn bị đau đớn và cứng cổ tay trong quá trình đi xe máy. Nhà thuốc Long Châu sẽ gửi đến bạn lời giải đáp cho vấn đề tê tay khi lái xe máy và biện pháp khắc phục tình trạng này một cách tốt nhất.
Khi điều khiển xe đạp và xe máy một thời gian, nhiều người cảm thấy tê mỏi và lực bàn tay yếu đi. Các triệu chứng này sẽ dần trở nên rõ rệt khiến người bệnh thường phải dừng lại và thay đổi tư thế cầm lái. Bài viết này của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn hiểu thêm thông tin về vấn đề tê tay khi lái xe máy và giải pháp hữu ích để khắc phục nó.
Vấn đề tê tay trong quá trình lái xe có nguyên nhân chủ yếu là áp lực quá lớn dồn lên dây thần kinh vùng cổ tay khi điều khiển xe. Bàn tay chúng ta phải gập xuống cầm lái trong một thời gian dài khiến khu vực cổ tay chịu áp lực lớn. Thói quen này kéo dài khiến cổ tay người bệnh càng yếu ớt hơn, tê bì chân tay nhiều hơn, nhức mỏi và khó chịu.
Nếu để càng lâu thì mạch máu và cơ bao quanh cổ tay càng siết chặt dẫn đến hậu quả khá phổ biến mang tên hội chứng ống cổ tay.
Có khoảng 5.5% người mắc hội chứng ống cổ tay, đặc biệt là ở những người trên 50 tuổi. Theo thống kê, nữ giới chiếm khoảng 70% số bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay. Tuy vậy, bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ bị tê tay khi đi xe máy, nhất là những người lao động ngoài đường thường xuyên, chẳng hạn như xe ôm công nghệ, giao hàng…
Khi có dấu hiệu tay bị tê bì do lái xe, bạn hãy tìm cách điều trị và khắc phục từ sớm. Thời gian để càng lâu thì hội chứng ống cổ tay càng dễ gây ra biến chứng. Bệnh nhân có thể bị teo cơ ở ngón cái hết sức nguy hiểm.
Làm thế nào để loại bỏ triệt để cơn đau do tê tay khi lái xe máy? Bạn có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây để khắc phục và cải thiện cơn đau:
Lái xe máy bị tê tay không những do tư thế tay khi cầm lái hay do lái xe máy liên tục trong thời gian dài mà còn do nhiều nguyên nhân khác. Đa phần các trường hợp là do thiết kế xe bị rung lắc nặng nề khi hoạt động. Thời gian dài, người lái xe cần gồng hết cơ thể để giữ tay lái luôn ổn định và trong tầm kiểm soát dẫn đến tê tay. Một chiếc xe rung lắc mạnh chắc chắn là dấu hiệu cho thấy bộ máy và linh kiện đã gặp trục trặc hoặc sự cố.
Bạn không những cần phải điều chỉnh thói quen ngồi xe máy để giảm áp lực lên cổ tay mà còn cần chọn xe máy. Một chiếc xe tốt cần phù hợp với thể trạng, cân đối với trọng lượng và kích cỡ cơ thể bạn. Điều này sẽ giúp giảm thiểu cơn tê bì tay khi lái xe.
Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi dùng đôi găng tay bảo hộ trong khi chạy xe. Tuy đây không phải cách để điều trị hội chứng ống cổ tay triệt để nhưng sẽ giúp bạn cầm lái cảm thấy êm ái hơn. Găng tay còn giúp giảm thiểu cảm giác tê bì, giảm ma sát giữa tay và tay lái. Bạn hãy chọn một đôi găng tay vừa vặn, không bị quá rộng hay quá chật để việc điều khiển xe được êm ái.
Bạn hãy cân nhắc dùng thêm miếng đệm tại vùng cầm lái để tay nắm mềm và dày hơn. Các miếng bọc tay sẽ giúp tay cầm vừa vặn với nắm tay, giải phóng những điểm áp lực trên bàn tay. Khoảng cách từ phanh đến tay nắm của bạn cũng có khả năng tạo áp lực không cần thiết cho tay và cổ tay khi cần bóp phanh.
Vấn đề cuối cùng là bạn cần tìm ra nguyên nhân gây rung lắc xe dẫn đến tình trạng tê tay khi lái xe máy và giải quyết nó. Các nguyên nhân chủ yếu có thể là do bộ giảm xóc, hệ thống phuộc nhún, lốp xe… Dù là linh kiện nào bị hỏng hay giảm chất lượng đi nữa thì cũng có thể khiến xe vận hành kém ổn định, ảnh hưởng đến sức khỏe của người cầm lái.
Nếu bị tê tay khi lái xe máy do hội chứng ống cổ tay gây ra thì bạn có thể yên tâm rằng đây là tổn thương lành tính. Với các phương pháp điều trị không phẫu thuật đang được áp dụng phổ biến thì có khoảng 80% bệnh nhân đáp ứng tốt và cho phản ứng tích cực.
Một số phương pháp điều trị không can thiệp phẫu thuật có thể kể đến là vật lý trị liệu, thay đổi thói quen sinh hoạt, nẹp cổ tay, dùng thuốc, dùng công cụ thay thế khi làm việc, dùng steroid tại vùng bị ảnh hưởng nhằm giúp giảm sưng đau. Mặc dù vậy, có khoảng 80% trường hợp tái phát triệu chứng trong vòng 1 năm.
Khi bệnh tái phát, bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình thăm khám để các triệu chứng nhanh thuyên giảm. Bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị khác không đáp ứng hoặc bệnh tình đạt mức từ trung bình đến nặng.
Dưới đây là một số lý do để bác sĩ khuyên người bệnh nên phẫu thuật sau khi các liệu pháp không phẫu thuật khác bị thất bại:
Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quát về tình trạng tê tay khi lái xe máy. Bạn đừng chủ quan, chần chừ mà hãy xử lý nguyên nhân ngay khi xuất hiện các triệu chứng để khắc phục và có được trải nghiệm dễ chịu hơn khi tham gia giao thông nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết của Nhà thuốc Long Châu. Đừng quên theo dõi trang web của chúng tôi để được cập nhật những tin tức sức khỏe mới mẻ và bổ ích nhé! Được đồng hành cùng bạn trên con đường chăm sóc sức khỏe là vinh hạnh của Nhà thuốc Long Châu. Xin chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.