Phổi là cơ quan có cấu trúc phức tạp và khó quan sát được toàn bộ khi cần khám chữa bệnh nên việc phương pháp chụp cắt lớp phổi ra đời nhằm giúp bác sĩ thấy được gần như toàn bộ lá phổi người bệnh, từ đó chẩn đoán chính xác và điều trị triệt để hơn, tránh bỏ sót tổn thương khó thấy trên phổi.
Chụp cắt lớp phổi là gì và để làm gì?
Phương pháp chụp cắt lớp phổi đóng vai trò quan trọng, là một trong những bước vô cùng quan trọng để chẩn đoán bệnh, chấn thương về phổi.
Chụp cắt lớp phổi còn được gọi là chụp CT phổi, là sử dụng công nghệ chụp X - quang để chụp lá phổi từ nhiều góc độ khác nhau, cho ra hình ảnh chi tiết nhất, tránh bỏ sót bất cứ vùng nào. Vì hình ảnh thông qua chụp cắt lớp phổi là hình ảnh 3D nên sẽ giúp bác sĩ theo dõi bệnh tình tốt hơn, hạn chế xảy ra sai sót.
Chụp cắt lớp phổi hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý về phổi
Vậy chụp cắt lớp phổi để làm gì? Mục đích chính của phương pháp xét nghiệm này là để phát hiện sớm, kịp thời những biến đổi ở phổi do bệnh lý hoặc chấn thương gây nên, từ đó tiến hành những bước xét nghiệm khác cho kết quả chính xác nhất, là một bước quan trọng trong quy trình khám chữa bệnh về phổi.
Ngoài dùng để chẩn đoán tổn thương trên phổi, chụp cắt lớp phổi còn giúp bác sĩ kiểm tra lại chẩn đoán về bệnh lý trước đó có chính xác không để điều chỉnh, khám, xét nghiệm kỹ hơn để chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm có thể chẩn đoán thông qua hình thức chụp cắt lớp phổi. Khi này, những khối u do ung thư dễ dàng nhìn thấy cũng như xác định vị trí tương đối chính xác, hỗ trợ cho quá trình điều trị hoặc phẩu thuật sau đó.
Bệnh gì cần chụp cắt lớp phổi?
Không phải bệnh lý nào cũng yêu cầu chỉ định chụp cắt lớp phổi, sau đâu là một số bệnh lý chỉ định và không chỉ định chụp cắt lớp phổi.
Chỉ định thực hiện chụp cắt lớp phổi
Phương pháp chụp cắt lớp phổi thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp cụ thể như sau:
- Dùng để kiểm tra dấu hiệu bất thường trên bản chụp CT phổi.
- Hỗ trợ chẩn đoán một số nguyên nhân gây ra những tình trạng như thở mệt, khó thở, đau tức ngực, sốt,...
- Dùng chụp cắt lớp phổi để xác định vị trí khối u cũng như đánh giá tình hình khối u như thế nào, kích thước ra sao, có lan rộng không,...
- Đánh giá tình trạng phổi có thích hợp với phương pháp điều trị được đề ra hay không, có đáp ứng phác đồ điều trị hay không.
- Trên cơ sở chụp cắt lớp phổi có thể chẩn đoán, chứng minh những vấn đề về phổi như khối u phổi lành tính hay ác tính, viêm phổi, lao phổi, giãn phế quản,...
Chụp CT phổi chống chỉ định
- Những trường hợp chống chỉ định chụp cắt lớp phổi có thể kể đến như:
- Những tình trạng bệnh, trường hợp cụ thể không được bác sĩ chỉ định chụp CT phổi.
- Những người có bệnh hen phế quản hoặc cơ địa tự nhiên dị ứng với các kháng nguyên cũng không được chỉ định làm chụp cắt lớp phổi.
- Người mắc bệnh về thận không được chỉ định chụp CT phổi vì có thể làm bệnh chuyển biến xấu hơn, có nguy cơ dẫn đến suy thận.
- Phụ nữ z không được chỉ định chụp cắt lớp phổi.
Chống chỉ định chụp CT phổi với phụ nữ đang mang thai
Chụp cắt lớp phổi gồm những bước nào?
Phương pháp xét nghiệm chụp cắt lớp phổi không xâm lấn và cho kết quả tương đối chính xác tại những vùng nhìn thấy. Ngoài ra, thời gian cho mỗi lần chụp CT phổi cũng khá nhanh chóng, không mất nhiều thời gian để cho kết quả hình ảnh, không làm mất thời gian hay gây khó chịu cho người bệnh. Trong quá trình tiến hành chụp cắt lớp, bệnh nhân cũng sẽ được bác sĩ, y tá hoặc điều dưỡng hướng dẫn chi tiết các bước chụp nên bạn không cần quá lo lắng nhé.
Các bước tiến hành chụp CT phổi là:
- Bệnh nhân nằm trên bàn máy với tư thế thả lỏng thoải mái, tránh căng thẳng, tư thế nằm ngửa để hình ảnh phổi được rõ nét cũng như chính xác nhất.
- Hay tay bệnh nhân để trên đầu, duỗi thẳng thoải mái theo chiều cơ thể.
- Bệnh nhân sẽ được cố định tay với dây đai và kê gối đầu để tư thế được chuẩn nhất, không xê dịch trong suốt quá trình máy chụp cắt lớp.
- Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách hít thở đúng để hình ảnh phổi được chính xác nhất.
- Kỹ thuật viên tiến hành điều khiển máy chụp toàn bộ phần lồng ngực, từ cổ đến phần cơ hoành của bệnh nhân.
- Máy sẽ bắt đầu chụp từng lớp để cho ra hình ảnh 3D của phổi, quá trình chụp cắt lớp sẽ diễn ra rất nhanh chóng, không mất thời gian nhiều và cũng không gây ra khó chịu cho bệnh nhân.
Phương pháp chụp cắt lớp phổi là bước xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán nhiều bệnh lý về phổi một cách chính xác nhất. Vì vậy nên bạn cần chọn được địa chỉ có dịch vụ chụp CT uy tín, chất lượng cao, máy móc hiện đại để hỗ trợ chẩn đoán tốt nhất nhé.
Chụp CT phổi cần chuẩn bị gì?
Cũng giống như những phương pháp xét nghiệm khác, khi chụp cắt lớp phổi, bạn cũng cần có những chuẩn bị nhất định để quá trình tiến hành được diễn ra thuận lợi nhất, tránh mất thời gian và công sức của cả bệnh nhân và kỹ thuật viên.
Khi chụp cắt lớp phổi, bạn nên mặc trang phục rộng rãi thoải mái để hình ảnh phổi được đúng nhất. Thông thường, khi chụp CT tại các bệnh viện, bạn sẽ cần thay quần áo sang áo choàng bệnh viện để tiện lợi nhất cho quá trình chụp.
Ngoài ra, khi đi chụp CT phổi, bạn cũng cần tháo bỏ toàn bộ trang sức bằng kim loại, dù là loại hợp kim nào cũng cần được tháo bỏ trước khi lên bàn máy bởi những trang sức này có thể gây ảnh hưởng đến kết quả chụp đấy. Bên cạnh đó, khi chỉ định chụp cắt lớp phổi, bệnh nhân cũng sẽ được bác sĩ dặn dò không được ăn uống bất cứ thứ gì trước khi chụp vài giờ đồng hồ, việc này khá quan trọng nên bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt nhé.
Cần mặc quần áo thoải mái khi đi chụp cắt lớp phổi
Chụp cắt lớp phổi là một bước quan trọng khi xét nghiệm, chẩn đoán các bệnh lý về phổi. Chính vì vậy khi được chỉ định thực hiện, bạn cần làm theo những dặn dò của bác sĩ, khi chụp giữ tư thế chuẩn, không nhúc nhích, thay đổi tư thế để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả chụp được, bạn nhé.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp