Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Thắc mắc: Tiêu chảy uống nước dừa được không?

Ngày 27/05/2022
Kích thước chữ

Khi bị tiêu chảy, người bệnh không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi, đuối sức, kiệt sức, chóng mặt… Những cảm giác đó một phần do cơ thể bị mất lượng nước và chất điện giải gây ra mà rất ít ai biết.

Tiêu chảy là bệnh lý tiêu hóa rất thường gặp và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với nhiều nguyên nhân gây ra. Đối với người trưởng thành, việc tự bù lượng nước và điện giải đã mất qua bài tiết đi ngoài có tác dụng giúp giảm thiểu mức độ nặng của bệnh. Tuy nhiên đối với các trẻ nhỏ, bệnh sẽ càng trầm trọng hơn nếu trẻ vì lí do nào đó không muốn uống nước. Trong trường hợp này, có rất nhiều thông tin cho rằng: Bị tiêu chảy nên uống nước dừa. Vậy nước dừa có phải là một phương pháp giúp bù nước được khuyên dùng hay không?

Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết này nhằm giải đáp thắc mắc của rất nhiều bạn đọc: Tiêu chảy uống nước dừa được không nhé!

Cách xử trí khi bị tiêu chảy

Nhận biết triệu chứng của bệnh tiêu chảy

Khi có dấu hiệu đột ngột đi đại tiện nhiều lần hơn bình thường với tình trạng phân lỏng. Hãy nghĩ ngay đến tiêu chảy. Bên cạnh đó, có thể nhận biết bị tiêu chảy thông qua một số triệu chứng sau:

  • Người bệnh có thể đau âm ỉ hoặc đau quặn thắt ở vùng bụng.
  • Có dấu hiệu buồn nôn và nôn kèm theo đau nhức đầu và có thể sốt.
  • Người bệnh mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon và không muốn ăn gì cả.
  • Cảm thấy khát nước nhiều hơn, có thể cần phải uống nước.
  • Cơ thể bị mất nước với biểu hiện điển hình như: Da khô, môi khô, nứt nẻ, lưỡi khô và da mất khả năng đàn hồi.
  • Đi đại tiện nhiều hơn 3 lần mỗi ngày và phân có lẫn máu.
Thắc mắc: Tiêu chảy uống nước dừa được không?1 Tiêu chảy được xác định khi người bệnh đi đại tiện phân lỏng nhiều hơn 3 lần mỗi ngày

Cách xử trí khi bị tiêu chảy                                               

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Tiêu chảy có thể là một bệnh, tuy nhiên cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm khác. Trước hết, bệnh nhân cần tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tiêu chảy để có phương án điều trị theo đúng nguyên nhân bệnh.

Đối với những trường hợp bệnh tiêu chảy nhẹ và không phải do bệnh lý quá nguy hiểm. Nếu không có dấu hiệu bệnh nặng hơn hoặc bệnh nhân có thể được chăm sóc tại nhà, cần lưu ý cách xử trí sau đây:

  • Điều cần thiết nhất là uống nhiều nước hoặc bổ sung điện giải để bù lại lượng nước và điện giải đã mất qua việc đi ngoài. Người bệnh nên uống nước đun sôi để nguội hoặc uống oresol theo hướng dẫn in trên bao bì.
  • Nên bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể nhanh hồi phục bệnh: Cần loại bỏ quan điểm cho rằng “ăn uống nhiều hơn sẽ khiến đi đại tiện nhiều lần hơn”. Ngược lại, lúc này là thời điểm cơ thể rất cần phải bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng nhằm giúp cơ thể nhanh hồi phục. Lưu ý, cần tránh những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo động vật, đồ ăn cay và nóng, đồ ăn chế biến sẵn, chất kích thích như rượu bia có cồn… 
  • Bổ sung men vi sinh: Bệnh nhân bị tiêu chảy nên được bổ sung thêm men vi sinh từ các loại sữa chua uống, sữa chua và một số thực phẩm khác nhằm giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn người bệnh hồi phục tốt hơn đồng thời tránh nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh đã được uống nhiều nước, đã bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, uống oresol  điện giải mà vẫn đi đại tiện nhiều lần với phân lỏng hoặc có lẫn máu trong phân, kèm theo các triệu chứng khô miệng, sốt cao và tiểu ít thậm chí không có nước tiểu… Lúc này, bệnh thì cần được đưa đến các cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt nhằm được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Tiêu chảy nếu không được khắc phục sớm, dẫn đến mất nước nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Thắc mắc: Tiêu chảy uống nước dừa được không?2 Điều cần thiết nhất là uống nhiều nước hoặc bổ sung điện giải để bù lại lượng nước và điện giải đã mất qua việc đi ngoài

Thắc mắc: Tiêu chảy uống nước dừa được không?

Phương pháp hỗ trợ điều trị tiêu chảy phổ biến nhất là bù lượng nước đã mất nhằm giúp cơ thể không bị mất quá nhiều nước dẫn đến suy kiệt, mệt mỏi, bủn rủn tay chân và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác... Vậy bệnh nhân có thể bồi hoàn lượng nước bằng nước dừa thay cho nước đun sôi để nguội có được không chính là thắc mắc nhiều bệnh nhân.

Câu trả lời là CÓ. Khi bị tiêu chảy, bạn có thể tiêu thụ nước dừa với mục đích bù nước cho cơ thể. Cụ thể nước dừa có những lợi ích sau đây:

  • Nước dừa giàu khoáng chất đặc biệt rất tốt đối với bệnh nhân bị tiêu chảy.
  • Nước dừa cũng tương tự như những loại dung dịch đẳng trương, giàu điện giải, phù hợp với bệnh nhân đang bị mất nước do tiêu chảy.
  • Một số thành phần có trong nước dừa có khả năng loại bỏ chất độc hại và thanh lọc cơ thể.
  • Trong nước dừa với nhiều axit lauric, khi chất này đi vào cơ thể và có khả năng chuyển hóa thành monolaurin có khả năng kháng virus, kháng khuẩn, chống lại ký sinh trùng, đồng thời làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột.
  • Nước dừa rất giàu vitamin và nhiều loại dưỡng chất như kali, đặc biệt rất tốt cho sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Thắc mắc: Tiêu chảy uống nước dừa được không?3 Thắc mắc: Tiêu chảy uống nước dừa được không?

Tuy nhiên, các bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân những việc cần lưu ý trong trường hợp sử dụng nước dừa khi đang bị tiêu chảy như sau:

  • Bệnh nhân không nên uống nước dừa khi đói và không được uống liên tục.
  • Có thể cho thêm chút muối để bổ sung điện giải cho cơ thể.
  • Những bệnh nhân bị mắc bệnh dạ dày cũng có thể sử dụng nước dừa khi bị tiêu chảy. Nước dừa thơm ngon, bổ dưỡng có thể giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm lượng axit trong dạ dày và có thể hỗ trợ bệnh nhân hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh dạ dày.
  • Nước dừa được đánh giá an toàn đối với mọi đối tượng, cả những người dễ nhạy cảm như người già bị tiêu chảy, trẻ em và phụ nữ đang mang thai...

Tiêu chảy là bệnh thường gặp bất cứ mọi đối tượng. Do đó, mỗi cá nhân không được chủ quan trong việc phòng chống bệnh. Nếu không điều trị kịp thời, tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng, suy thận cấp và thậm chí có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Xem thêm:

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin